“Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: Khơi thông thủ tục đầu tư dự án

NGUYỄN CHÍ THANH - Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội 30/05/2022 01:00

Việc phân cấp địa phương lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sẽ tăng tính chủ động, đẩy nhanh thủ tục hành chính cho dự án nhà ở.

>>“Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: “Bóc tách” nguyên nhân trì trệ quy hoạch

LTS: Từ năm 2011-2021, chỉ có 31 quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt. Theo Luật Quy hoạch, số lượng quy hoạch phải lập tới hết năm 2022  là 111 quy hoạch. 

Sau hơn 4 năm đi vào thực tiễn Luật quy hoạch đã bộc lộ rõ nhiều bất cập, như hiểu chưa thống nhất về phương pháp lập quy hoạch tích hợp, trình tự lập quy hoạch và phê duyệt quy hoạch, chưa dự báo hết được những khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai.

Thực tế là nhiều dự án bất động sản sau khi xin điều chỉnh quy hoạch đã bị “mắc kẹt” tại đó do trình tự lập, phê duyệt điều chỉnh nhiều bước, phải làm việc ở nhiều đầu mối, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Mới đây, việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang được xây dựng dự thảo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt và trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị thuộc thành phố, thí điểm tại 4 tỉnh, thành là Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, vấn đề này cũng được Chính phủ nghiên cứu "luật hóa" tại Luật Quy hoạch sửa đổi lần này.
Ở góc độ doanh nghiệp, việc trao quyền địa phương lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sẽ tăng tính chủ động, đẩy nhanh thủ tục hành chính.

>>>>Luật Quy hoạch vướng “nhiều rào cản”

>>Rà soát pháp luật: Luật Quy hoạch 2017 vẫn chậm đi vào thực tiễn

>>Rà soát mâu thuẫn các luật quy hoạch, xây dựng

Bởi lẽ quy hoạch bao gồm quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và mới đến quy hoạch chi tiết. Theo đó, việc trao quyền địa phương phê duyệt quy hoạch vẫn phải dựa trên khung tổng thể.

Thực tế, tốc độ phát triển của địa phương có những tính đặc thù, sự phát triển đã có định hướng, nếu phân quyền địa phương phê duyệt quy hoạch giúp giảm tải thủ tục hành chính lên các cấp cao hơn, tăng cường trách nhiệm cho các cấp, đẩy nhanh thủ tục đầu tư cho dự án.

Tuy nhiên, cũng cần làm rõ hơn tiêu chí điều chỉnh cục bộ, tránh làm ảnh hưởng tới quy hoạch tổng thể đã duyệt. Đồng thời, phải lấy ý kiến cộng đồng về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung (quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị).

Ngoài ra, việc trao quyền lập, phê duyệt quy hoạch cũng đồng thời phải đi cùng với quy định về công tác hậu kiểm, thanh kiểm tra các quyết định điều chỉnh quy hoạch. Quy trách nhiệm và xử lý nghiêm để tránh tình trạng tùy tiện điều chỉnh quy hoạch vẫn xảy ra nhức nhối hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • “Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: “Bóc tách” nguyên nhân trì trệ quy hoạch

    02:05, 29/05/2022

  • Luật Quy hoạch vướng “nhiều rào cản”

    11:00, 19/04/2022

  • Rà soát pháp luật: Luật Quy hoạch 2017 vẫn chậm đi vào thực tiễn

    04:20, 28/08/2021

  • Rà soát mâu thuẫn các luật quy hoạch, xây dựng

    03:00, 30/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: Khơi thông thủ tục đầu tư dự án
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO