Nền kinh tế Trung Quốc đã chuẩn bị nội lực để giảm bớt áp lực từ bên ngoài, bao gồm những phương pháp tiếp cận về phát triển và ổn định vĩ mô hoàn toàn mới mẻ.
Nhìn nhận những tác động lâu dài của thuế quan từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, nhiều chuyên gia đánh giá Trung Quốc là nền kinh tế có sự chuẩn bị bài bản nhất, với những chiến lược rõ ràng.
Trong khi phần lớn đã liên hệ đến Nhà Trắng “đặt lịch” đàm phán với ông Trump, thì phía Bắc Kinh vẫn kiên định với mục tiêu đặt ra: Củng cố nền tảng trong nước; đáp trả với liều lượng vừa phải tránh leo thang xung đột thương mại.
Với kinh nghiệm từ năm 2018, Trung Quốc - lần này đã tung nhiều đòn bẩy kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, tăng sức mua bằng cách tăng thu nhập và giảm gánh nặng tài chính.
Trong số 30 điểm của kế hoạch - mục tiêu tăng thu nhập của người dân thành thị và nông thôn vào phần đầu tiên, trong đó nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tăng trưởng hợp lý thu nhập tiền lương, với các biện pháp hỗ trợ việc làm cho các khu vực trọng điểm, các ngành công nghiệp trọng điểm, cơ sở thành thị và nông thôn, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trung Quốc mở rộng các kênh thu nhập từ bất động sản, ổn định thị trường chứng khoán, và tăng cường dự trữ chiến lược. Đồng thời, giới thiệu một loạt các sản phẩm đầu tư liên quan đến trái phiếu được thiết kế riêng cho các nhà đầu tư cá nhân.
Wang Peng, nghiên cứu viên tại Viện Khoa học Xã hội Bắc Kinh chỉ ra cách thức mà Trung Quốc đang thực hiện “bảo toàn và tăng giá trị tài sản là nền tảng niềm tin của người tiêu dùng, quyết định trực tiếp đến ý chí và khả năng chi tiêu của cư dân”.
"Tiêu dùng tăng thúc đẩy sức sống kinh tế, từ đó tạo ra nhiều việc làm và thu nhập hơn, kích thích tiêu dùng hơn nữa. Trong quá trình này, các chính sách của chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt tình hình chung", ông Wang nói thêm.
Để hỗ trợ quá trình chuyển đổi quan trọng này, Chính phủ Trung Quốc đã phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt “siêu dài hạn” trị giá 300 tỷ nhân dân tệ (41,45 tỷ đô la Mỹ) để thúc đẩy chương trình đổi hàng tiêu dùng, tăng gấp đôi quy mô so với năm ngoái.
Năm 2024, chương trình đổi hàng tiêu dùng đã mang lại doanh số hơn 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ, bao gồm hơn 6,8 triệu ô tô, 56 triệu thiết bị gia dụng và 1,38 triệu xe đạp điện. Năm nay, nhiều mặt hàng đã được thêm vào danh sách các sản phẩm được trợ cấp.
Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh phát triển các địa phương vùng sâu, với tư duy mới mẻ chưa từng có. Ví dụ, tiêu dùng gắn với cải thiện lối sống thay vì chỉ khối lượng chi tiêu. Đồng thời mở rộng tiêu dùng văn hóa, thể thao và du lịch.
“Kinh tế trẻ” và “kinh tế băng tuyết” là những khái niệm mới. Trong khi khu tự trị Nội Mông thí điểm “kinh tế trẻ” hỗ trợ tài chính trực tiếp cho trẻ em và gia đình mới; tại tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc “kinh tế băng tuyết” đạt 182,33 tỷ nhân dân tệ vào năm 2024.
Song song, với thuế quan mới Hoa Kỳ - nền kinh tế số 2 thế giới đủ mạnh mẽ để tiếp cận khác về cơ bản với phần đông. Sự khác biệt ở đây là kêu gọi Nhà Trắng xoa dịu cuộc chiến thương mại đang leo thang thông qua “tham vấn bình đẳng”.