Dịch chuyển chuỗi cung ứng, cạnh tranh toàn cầu rất lớn, đối tác yêu cầu tiêu chuẩn cao… là những khó khăn hiện hữu với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
>>>5 khuyến nghị với nhà sản xuất khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Là vendor (nhà cung cấp) cấp 1 của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc… trong 3 năm gần đây, Hanel Plastics đã nhận thấy những khó khăn hiện hữu như dịch chuyển chuỗi cung ứng, trong khi đó cạnh tranh toàn cầu rất là lớn. Chẳng hạn, sau khoảng 5 năm cung cấp sản phẩm cho Samsung điện tử nhưng khi nhà máy chuyển từ Quế Võ (Bắc Ninh) vào khu vực miền Nam thì Hanel Plastics không thể đi theo được vì công ty quy mô chưa lớn.
Doanh nghiệp đã cung cấp khá tốt cho Samsung Display nhưng vừa rồi đối tác đã dừng. Đây là những biến động của chuỗi cung ứng. Đối tác có thể đầu tư vào, có thể di chuyển, nhưng doanh nghiệp nội địa vẫn phải tiếp tục “chiến đấu”.
Ngoài dịch chuyển chuỗi cung ứng là suy thoái kinh tế thế giới khiến xuất khẩu giảm tốc. Điều này đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu sụt giảm, lợi nhuận cũng giảm theo.
Tuy nhiên, trong khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận mỏng để giữ dòng tiền ổn định, giữ công nhân, người lao động. Tranh thủ thời gian này, Hanel Plastics tập trung huấn luyện đội ngũ, huấn luyện hệ thống, xây dựng phương án chuyển đổi nội bộ... để tiếp tục đón đầu cơ hội.
Ngay trong giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn tiếp cận được nhiều cơ hội kết nối với những tập đoàn toàn cầu như Boeing hay Airbus. Khác với làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài trước đây, hiện nay, đối tác FDI đã và đang đưa ra những tiêu chuẩn, yêu cầu ngày càng cao. Các chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng hoá sang châu Âu và Mỹ thời gian gần đây quan tâm nhiều hơn đến vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, giảm khí thải, sử dụng nguyên liệu thân thiện…
Trước đây, doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ chủ yếu làm gia công, đối tác đưa bản vẽ, đưa khuôn để thực hiện với giá trị gia tăng thấp. Trong thời đại công nghệ phát triển, doanh nghiệp đã phải tính toán đến việc chuyển đổi để gia tăng giá trị trong sản xuất. Cụ thể, đầu tư cho R&D, thiết kế mẫu, khuôn, xây dựng nhà máy khuôn để chủ động thực hiện sản phẩm theo ý tưởng của đối tác, sẵn sàng đảm nhận công đoạn khó hơn, đòi hỏi trình độ cao.
Cơ hội gia tăng giá trị cho doanh nghiệp phụ trợ trong nước là rất lớn. Quan trọng nhất là phải có sự liên kết doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy chuyên môn hoá. Để làm được điều này vai trò của Hiệp hội và các bộ ngành liên quan là rất quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Để doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá
19:46, 03/10/2023
Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn “mong manh”
02:30, 28/01/2023
Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu
03:00, 04/12/2022
Kết nối doanh nghiệp Việt với chuỗi cung ứng toàn cầu
00:03, 26/09/2022
Bình Dương đón đầu chuỗi cung ứng toàn cầu
14:46, 24/09/2022
Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nghiêm trọng hơn vì biến đổi khí hậu
04:00, 09/09/2022
Cơ hội nào cho doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?
00:05, 03/09/2022
Nâng tầm thương hiệu xanh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ DAT Solar ESCO
09:00, 04/07/2022
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
11:00, 10/12/2021
Doanh nghiệp Việt và bài toán đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu
02:00, 03/11/2021