Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, thống nhất một số nội dung và ưu tiên triển khai các dự án nối dài metro số 1, giai đoạn 2024-2035.
>>TP.HCM: Vì sao tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên không thể về đích đúng hẹn?
Ưu tiên đầu tư dự án nối dài tuyếnmetro số 1
Cụ thể, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất thành lập tổ công tác chung về đầu tư các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai kết nối với metro số 1. Thành phần tổ công tác dự kiến gồm lãnh đạo Sở Giao thông vận tải 3 tỉnh thành cùng các sở ban ngành các địa phương để phối hợp, hỗ trợ kinh nghiệm các vấn đề liên quan trong quá trình triển khai đầu tư, thực hiện dự án. Trong đó, các dự án nối dài metro số 1 về tỉnh Đồng Nai, Bình Dương được đề xuất ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024-2035.
Tuy nhiên, để thống nhất với các địa phương, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai thống nhất một số nội dung về triển khai các dự án nối dài metro số 1.
Cũng theo Sở GTVT, theo quy hoạch giao thông TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt năm 2013, metro số 1 dài 19,7km; nghiên cứu kéo dài tới TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Cụ thể, đoạn tuyến kéo dài đến tỉnh Đồng Nai bắt đầu từ ga Suối Tiên dọc theo quốc Iộ 1 đến ngã ba Chợ Sặt thuộc TP Biên Hòa. Trong đó, đoạn tuyến qua tỉnh Bình Dương đi theo lộ trình từ ga Suối Tiên - Mỹ Phước - Tân Vạn - đường XT1 - ga trung tâm (khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương).
Việc nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Dương để kết nối với metro số 1 phù hợp với quy hoạch giao thông của ba địa phương.
Các dự án kết nối với metro 1 sẽ phục vụ việc đi lại thuận lợi cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Do vậy, các địa phương cần ưu tiên cân đối đầu tư giai đoạn 2024-2035.
Về phương án, tuyến nối dài sẽ được nghiên cứu đầu tư theo hai dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Để có cơ sở xác định chi tiết các thông số kỹ thuật, phân kỳ đầu tư, chi phí đầu tư xây dựng, nguồn vốn..., các địa phương cần phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án theo quy định của pháp luật.
>>TP HCM: Đẩy nhanh tiến độ tuyến metro số 1 và số 2 trong năm 2022
Để định hướng phát triển đường sắt kết nối vùng
Nêu lý do về đề xuất ưu tiên Đồng Nai, Bình Dương đầu tư nối dài tuyến metro số 1, ông Bùi Hoà An – Phó giám đốc Sở GTVT, cho biết metro số 1 là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM dự kiến đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2024. Đặc biệt, thời gian qua, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã chủ trì xây dựng đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM đến năm 2035 theo kết luận số 49 của Bộ Chính trị.
Đề án với nhiều cơ chế, chính sách chưa từng có với mục tiêu từ nay đến 2035, TP sẽ đầu tư đồng loạt 6 tuyến với tổng chiều dài 183km. Hiện đề án đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan trung ương để trình Chính phủ và Quốc hội.
Cũng theo ông Bùi Hoà An, theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2021, hệ thống metro kết nối vùng sẽ có 8 tuyến, gồm: tuyến Trảng Bom - Hòa Hưng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dĩ An - Lộc Ninh, TP.HCM - Cần Thơ, TP.HCM - Nha Trang, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Tây Ninh và các tuyến đường sắt chuyên dụng nối ra cảng Hiệp Phước.
Đặc biệt, ông An cho rằng, tại Kết luận của Bộ Chính trị cũng định hướng phát triển đường sắt kết nối vùng, mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026-2030 (đặc biệt là Hà Nội - Vinh; TP.HCM - Nha Trang).
“Đến năm 2030, các địa phương tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn (Hà Nội, TP.HCM); phấn đấu khởi công một số tuyến kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Biên Hoà - Vũng Tàu), cảng hàng không quốc tế (Thủ Thiêm - Long Thành); đối với tuyến TP.HCM - Cần Thơ, đầu tư bằng phương thức đối tác công - tư (PPP) hoặc phương thức đầu tư khác phù hợp...”, ông Bùi Hoà An nói.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai gửi công văn đến Bộ Giao thông vận tải và UBND TP HCM đề nghị kéo dài tuyến metro số 1 từ Suối Tiên đến ngã ba Vũng Tàu với chiều dài 4,7 km. Tỉnh Bình Dương cũng đề nghị kéo dài tuyến metro số 1 từ Suối Tiên đến Bình Dương với chiều dài hơn 1,8 km (hoặc 5 km). Mong muốn của 2 tỉnh là phù hợp với quy hoạch được Chính phủ phê duyệt năm 2013.
Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) khởi công tháng 8/2012. Theo thiết kế, tuyến đường sắt đô thị này dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An. Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2020. |
Có thể bạn quan tâm
11:30, 05/06/2024
11:10, 04/04/2024
00:21, 19/03/2024
18:15, 15/02/2024
16:44, 09/11/2023
04:00, 13/03/2023
04:00, 10/08/2022
05:00, 15/09/2022