“Vá” lỗ hổng trong chuỗi cung ứng dệt may

Diendandoanhnghiep.vn Đầu tư vào khâu dệt, nhuộm hoàn tất được xem là giải pháp để “vá” lỗ hổng trong chuỗi cung ứng ngành dệt may. Tuy nhiên, doanh nghiệp, nhà đầu tư đang gặp khó ở khâu này.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, hoạt động xuất khẩu vải sang thị trường Campuchia có tới 95% là doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, để phát triển bền vững của ngành dệt may phải giải quyết dứt điểm khâu dệt nhuộm hoàn tất.

p/Vẫn còn nhiều lý do được chỉ ra khiến nhà đầu tư “ngại” đầu tư vào khâu dệt, nhuộm.p/(Quy trình in nhuộm tại Công ty Dệt may 7, TP HCM)

Vẫn còn nhiều lý do được chỉ ra khiến nhà đầu tư “ngại” đầu tư vào khâu dệt, nhuộm. (Quy trình in nhuộm tại Công ty Dệt may 7, TP HCM)

4 khó khăn

Khi đầu tư vào ngành dệt may, nhà đầu tư quan tâm tới những ưu đãi như nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, cơ hội từ thị trường và gần vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do được chỉ ra khiến nhà đầu tư “ngại” đầu tư vào khâu dệt, nhuộm.

Thứ nhất, nhuộm hoàn tất đòi hỏi đầu tư vốn nhiều, tuy nhiên đây không phải là yếu tố khó đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bởi, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn thừa sức để đầu tư.

Thứ hai, ngành phải có truyền thống kinh nghiệm nhất định, đặc biệt kinh nghiệm về quản lý, con người và kỹ thuật công nghệ. Hiện nay, đây là những điểm thiếu của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này được thể hiện ở con số như, mỗi năm, trường ĐH Bách Khoa cung cấp khoảng 50 kỹ sư ra thị trường, bao gồm trong tất cả các khâu: sợi, may mặc, thời trang.... nếu một đất nước có nền đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư ít như vậy thì ngành cũng khó có thể phát triển được.

  Doanh nghiệp nội cần phải làm được khâu nhuộm hoàn tất và cần phải đưa khâu này vào các khu công nghiệp.

Thứ ba, trước đây, khi doanh nghiệp đầu tư nhà máy nhuộm hoàn tất, nằm rải rác ở các thành phố, bởi khi đó yếu tố môi trường chưa phải ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, sau này khi vấn đề môi trường trở thành yếu tố cấp thiết gắn với sự phát triển bền vững, ngoài chi phí sản xuất, doanh nghiệp phải lo xây dựng nhà máy xử lý nước thải, chi phí chuyển địa điểm và vận chuyển khi trao đổi hàng hoá có xu hướng tăng cao. Điều này, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ tư, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, bản thân họ đã và đang hợp tác lâu năm với rất nhiều đối tác nước ngoài, nhà bán lẻ khác tại Hàn Quốc, Hông Kông, Trung Quốc. Khi họ chuyển hoạt động đầu tư vào Việt Nam thì chỉ chuyển một phần để tận dụng nguồn lao động giá rẻ, dồi dào, điều kiện thị trường và chỉ tập trung sản xuất chứ không phải lo thị trường. Trước bối cảnh này, doanh nghiệp nội thường tìm kiếm thị trường nội địa, tuy nhiên, thị trường nội nhỏ, suất đầu tư manh mún, doanh nghiệp có xu hướng ngày càng “teo tóp” dần.

5 giải pháp

Để doanh nghiệp nội làm được khâu nhuộm hoàn tất và cần phải đưa khâu này vào các khu công nghiệp, phải đảm bảo được 4 yêu cầu.

Thứ nhất, phải có lao động kỹ thuật, hoặc nguồn lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn lao động kỹ sư tại Việt Nam đang thiếu nhiều. Trong giai đoạn đầu, quá trình vận hành nên có sự hợp tác và chuyển giao từ lao động nước ngoài. Sau đó, ở từng công đoạn trong khâu dệt nhuộm, kỹ sư Việt Nam đã có thể vận hành được, chuyên gia nước ngoài có thể rút dần sau 4-5 năm hợp tác.

Thứ hai, là nguồn cung nước. Giai đoạn nhuộm hoàn tất phải có nước, nếu không thì không thể triển khai được khâu dệt nhuộm.

Thứ ba, phải có hệ thống xử lý nước thải. Các tỉnh hiện tại cứ nghe đến dệt nhuộm là nghĩ ngay đến ô nhiễm.
Thực ra, những nhà máy dệt nhuộm này không hề ô nhiễm giống như các nhà máy khác, và ngược lại hoàn toàn có thể xử lý ổn. Tuy nhiên, an toàn nhất là những khu này phải ở càng gần biển càng tốt. Kinh nghiệm quốc tế các nước khác đều làm như vậy.

Thứ tư, chi phí logistics nói chung phải ở mức hợp lý hoặc không thấp thì càng tốt. Vì hiện nay, nhiều vật tư để thực hiện trong khâu dệt nhuộm doanh nghiệp Việt Nam phải nhập từ nước ngoài về. Vì vậy, nếu quá xa cảng, chi phí nhiều, khối lượng vận chuyển hàng lớn, chi phí cao doanh nghiệp không thể cạnh tranh được.

Thứ năm, đặc biệt quan trọng hơn, Bộ Công thương phải phát huy vai trò là cơ quan phụ trách hoạt động phát triển của các ngành công nghiệp đó là làm việc với các tỉnh để thay đổi “định kiến” của các tỉnh về cứ nhà máy dệt nhuộm là ô nhiễm. Đồng thời, Bộ cũng cần tìm kiếm, khảo sát thêm một vài khu đủ tiêu chuẩn để thành lập các khu công nghiệp có các nhà máy dệt nhuộm. Sau đó quy hoạch, xây dựng hệ thống nhà máy xử lý nước thải và kêu gọi nhà đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vá” lỗ hổng trong chuỗi cung ứng dệt may tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713512805 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713512805 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10