“Vắc xin” cho thủy sản Quảng Ninh

Lê Cường 06/06/2020 07:00

Ảnh hưởng của COVID-19 khiến thủy sản Quảng Ninh tồn đọng số lượng lớn. Điều này một lần nữa làm dấy lên các cuộc “giải cứu”. Bởi vậy, cần có “vắc xin” cho thủy sản Quảng Ninh.

p/Ngành than đã có chương trình phối hợp, ký hợp đồng thu mua nông sản từ các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh với tổng tiền gần 850 tỷ đồng/năm.

Ngành than đã có chương trình phối hợp, ký hợp đồng thu mua nông sản từ các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh với tổng tiền gần 850 tỷ đồng/năm.

Quảng Ninh chủ yếu xuất khẩu nông sản nói chung và thủy sản nói riêng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên từ đầu năm đến nay, các đối tác Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu các sản phẩm này. Còn ở khu vực nội địa, hàu, ngao… được tiêu thụ khá ít do lượng khách du lịch đến địa bàn giảm mạnh.

Trước bối cảnh trên, tỉnh Quảng Ninh đã kêu gọi các doanh nghiệp, người dân vào cuộc “giải cứu” thủy sản cho bà con nông dân. Riêng ngành than đã đăng ký tham gia kết nối và hỗ trợ tiêu thụ, ước tính trong tháng 3/2020 “giải cứu” gần 30 tấn nhuyễn thể.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sáng, Giám đốc Công ty XNK thủy sản Quảng Ninh, cho rằng điều nguy hiểm là việc giải cứu gây nên tình trạng ỷ lại, thiếu động lực và sự năng nổ trong cách làm ăn của bà con nông dân. Vì vậy, một chiến lược phát triển bền vững thủy sản bằng những định hướng, chính sách của nhà quản lý là rất cần thiết.

Ông Sáng chia sẻ thêm, cơ quan chức năng địa phương cần chủ động tổ chức các hội nghị kết nối giữa các cơ sở sản xuất với các đơn vị tiêu thụ, phân phối trong và ngoài tỉnh; tổ chức hội nghị hướng dẫn quy định của thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam cho các cơ sở sản xuất, chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cập nhật thông tin truy xuất nguồn gốc, kết nối cung cầu về nông sản thông qua các hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc của tỉnh.

Ngoài ra, việc chạy theo lợi nhuận, tăng diện tích nuôi trồng, phá vỡ quy hoạch nuôi trồng... là thực trạng chung ở các khu vực nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế, để không xảy ra tình trạng ứ thừa thủy sản thì việc quản lý quy hoạch, nêu cao trách nhiệm, vai trò của cơ quan chức năng là điều hết sức quan trọng để phát triển và tiêu thụ thủy sản một cách bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh phân tích các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, ICT

    20:46, 04/06/2020

  • Tâm điểm vàng bất động sản Quảng Ninh 2020 chính thức lộ diện

    10:30, 02/06/2020

  • Vì sao Quảng Ninh muốn tách BOT cao tốc Vân Đồn-Móng Cái thành 2 dự án độc lập?

    06:00, 01/06/2020

  • Quảng Ninh tái lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Yên Tử là di sản thế giới

    05:00, 29/05/2020

  • Quảng Ninh: Thêm một tuyến đường tạo động lực phát triển mới

    04:59, 27/05/2020

  • Quảng Ninh: Khởi tố đối tượng khai thác cát trái phép

    20:36, 26/05/2020

  • Quảng Ninh: Tuyến đường "tơ lụa" tạo động lực mới

    07:38, 26/05/2020

  • PCI Quảng Ninh còn “rộng đường” phát triển

    05:00, 26/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Vắc xin” cho thủy sản Quảng Ninh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO