Các nhà lập pháp xác định năm 2024 sẽ là năm bản lề của "đạo đức AI", với sự ra đời của hàng loạt khung khổ pháp lý trước khi lĩnh vực này vượt khỏi tầm kiểm soát.
>>“Ẩn họa” từ tư bản dữ liệu
Ngay từ khá lâu, dù chúng ta có thể không nhận thức được, nhưng AI đã hiển hiện trong mọi lĩnh vực. AI dự báo sẽ trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu từ năm 2024.
Nghiên cứu của hãng máy tính IBM cho rằng, 70% các ứng dụng sẽ được xây dựng với AI làm nền tảng vào năm 2030. 3/4 số giám đốc điều hành (CEO) tin rằng lợi thế cạnh tranh sắp tới phụ thuộc vào ai sở hữu công nghệ AI tạo sinh tiên tiến nhất.
Khi AI bắt đầu được ứng dụng phổ biến như ứng dụng chat GPT, Bard, một luồng quan điểm có tầm ảnh hưởng cho rằng, đã đến lúc AI bắt đầu “đánh cắp” công việc của con người, thậm chí các mối lo phi truyền thống được truyền bá rộng rãi.
Việc sử dụng AI tổng quát có thể sáng tạo nghệ thuật, chẳng hạn như âm nhạc và hình ảnh chân thực, và nó có thể sàng lọc các bộ dữ liệu khổng lồ để xác định loại thuốc nào có khả năng chữa khỏi các bệnh nào?
Jim Cramer, chuyên gia công nghệ của CNBC đã lấy mình ra làm ví dụ, anh ấy là người đạt kết quả xuất sắc trong kỳ thi cuối khóa tại Đại học Havard, nhưng Bard - một ứng dụng AI của Google đã đánh bại anh ấy.
Đúng là AI sẽ thay thế con người trong rất nhiều tác vụ từ đơn giản đến phức tạp, siêu tinh vi. Nhưng ngay cả khi AI ngày càng ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, con người vẫn là tài sản lớn nhất của cấu trúc tổ chức lao động - là yếu tố thúc đẩy sự đổi mới và cho phép các công ty cạnh tranh và phát triển.
Hạn chế lớn nhất của giáo dục hiện nay là không thể nào đem lại cho con người nền tảng quân bình về khả năng tiếp cận tri thức, nâng cao tay nghề. Nói cụ thể, không có phương pháp nào là phù hợp với tất cả.
Đây là lúc AI “ra tay” khắc phục hạn chế này thông qua cơ sở dữ liệu của từng cá nhân, nhóm đối tượng đề xuất phương án chính xác. Ví dụ, đối với nhóm khiếm khuyết cơ thể, công nghệ nhận dạng giọng nói tự động có thể chuyển lời nói thành chú thích hoặc phụ đề trong khi thuyết trình, giúp họ dễ dàng theo dõi và hiểu hơn.
>>Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?
Khi chuyển đổi số và số hóa đến tầm cao, mỗi doanh nghiệp sẽ có trong tay công cụ hữu hiệu để khai phá năng lực của người lao động. Điều này có thể giải phóng tiềm năng bằng cách kết nối nhân viên với những cơ hội mới phù hợp với thế mạnh cá nhân và nhu cầu của doanh nghiệp.
Ước tính 43% nhiệm vụ công việc sẽ được tự động hóa vào năm 2027 và người lao động sẽ có nhiều thời gian hơn bao giờ hết để học tập, phát triển và làm công việc quan trọng nhất đối với họ.
Song, thế giới phải đối diện với nan đề mới, chưa có tiền lệ, đó là “đạo đức AI”, khi chúng ta đòi hỏi máy móc có “ý thức” khó hơn nhiều so với việc bắt buộc con người tuân thủ quy định. Các nhà lập pháp cho rằng, năm 2024 sẽ trở thành một năm bản lề đối với quy định về AI.
Theo các chuyên gia công nghệ, để có khuôn khổ pháp lý nhằm đảm bảo "đạo đức AI", cần tập trung vào các vấn đề như an toàn kỹ thuật, bất bình đẳng, sai lầm gây hại, tính minh bạch và bảo mật, khả năng tương tác, năng lực, phân biệt chủng tộc...
Có thể bạn quan tâm
Trí tuệ nhân tạo - “Trợ lý đặc biệt” của ông già Noel
00:30, 10/12/2023
Thúc đẩy trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng
00:30, 10/11/2023
Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?
02:00, 23/10/2023
Trí tuệ nhân tạo… đi họp hộ
00:06, 31/08/2023
Trí tuệ nhân tạo “đặt chân” vào thế giới ngôn ngữ tiếng Việt
18:47, 14/06/2023
Trí tuệ nhân tạo lên ngôi: Hiểu và thích ứng cách nào hiệu quả?
14:30, 27/06/2023