Đã có câu hỏi đặt ra vì sao sinh viên chưa “nhiệt tình” tham gia các hoạt động khởi nghiệp do các trường ĐH, CĐ phát động? hoặc có tham tham gia nhưng “hời hợt”, “chiếu lệ” cho có?
Một bộ phận sinh viên hiện nay, ý thức trong học tập đang “có vấn đề”, cốt học cho xong, không có chí tiến thủ, hoặc học vì “bố mẹ”, học cốt để lấy “tấm bằng”… chứ không phải học vì tương lai, để hoàn thiện chính bản thân …Vì vậy, khi nói tới khởi nghiệp trong sinh viên, các bạn này coi đó là của doanh nghiệp, của “tương lai xa”, của nhà trường…
>>Quảng Nam: Xây dựng và vận hành Hệ sinh thái khởi nghiệp mở năng động
Khi được mời tham gia Ban Giám khảo chấm điểm các dự án khởi nghiệp của sinh viên (SV) ở một trường ĐH ở Hà Nội, tôi thấy một số dự án của SV na ná giống nhau, chép của nhau (coppy), chứ không phải là tư duy, ý tưởng của cá nhân. Thậm chí, người chép còn không hiểu ý tưởng, nội dung dự án ra sao, chỉ thay mỗi tên tác giả và địa điểm triển khai dự án…
Một điều dễ nhận thấy khác, các bạn SV đang thiếu kỹ năng làm việc nhóm “trầm trọng”. Họ cho rằng, làm bài tập nhóm mất nhiều thời gian quá, nhóm mà có 6 người thì trung bình chỉ có 2 đến 3 người làm mà thôi. Những người khác quen thói ỷ lại, không chịu làm việc, hoặc làm cho xong, làm “lơ là” để đối phó cho xong…
Sự thụ động của số đông các bạn SV đã kìm hãm sự năng động, linh hoạt, nhạy bén của tuổi trẻ. Sự thụ động đã vô tình theo suốt các bạn sinh viên (SV) trong mấy năm học ĐH, CĐ, chưa nói đến tham gia các phong trào khởi nghiệp của nhà trường. Các bạn đã “lãng phí” quãng thời gian đẹp nhất trong môi trường sinh viên năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, tuổi “mười bảy bẻ gãy sừng trâu”.
>>Trường đại học Hùng Vương TP HCM ra mắt Quỹ vườn ươm khởi nghiệp
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, trường đại học là thành tố rất quan trọng. Bên cạnh chức năng đào tạo con người, vai trò của các trường đại học ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác với khu vực doanh nghiệp để thương mại hóa, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ.
Các trường đại học mạnh là nguồn sản xuất tri thức và công nghệ cho xã hội, cung cấp ý tưởng sáng tạo dồi dào cho các dự án khởi nghiệp, đóng góp cho sự gia tăng tài sản và năng lực trí tuệ của các doanh nghiệp. Trường đại học là thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Theo Founder Institute, trường đại học đóng vai trò quan trọng trong cả 3 giai đoạn chính của khởi nghiệp: Hình thành ý tưởng; phát triển sản phẩm và tăng trưởng. Ở giai đoạn đầu tiên, nhà trường, cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, giới thiệu những thành công, điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đội nhóm thông qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên.
Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, nhà trường cần cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về kinh doanh như luật pháp, thuế, kế toán cho đến hỗ trợ nơi làm việc cho các nhà sáng lập doanh nghiệp. Đối với giai đoạn thứ ba, khi hệ sinh thái có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển tốt, trường đại học cần đóng vai trò tiên phong cung cấp những tài năng kinh doanh, nguồn lực chất lượng tốt với tư duy, kỹ năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
Có thể bạn quan tâm