Vay vốn quốc tế có dễ?

HÀ ANH 27/08/2021 11:50

Với việc Việt Nam được cả 3 tổ chức quốc tế nâng triển vọng, kế hoạch huy động vốn quốc tế của nhiều doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn này, và nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

 Novaland vừa phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế.

Novaland vừa phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế.

Bùng nổ phát hành trái phiếu quốc tế

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế, không kèm chứng quyền, không tài sản bảo đảm (TSĐB). Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 5,25%/năm.

Không chỉ Novaland, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã huy động và đang lên kế hoạch huy động vốn quốc tế.
Theo các chuyên gia, hiện nay đang là thời cơ vàng để các doanh nghiệp trong nước huy động vốn quốc tế. Bởi việc Việt Nam đã được cả Moody's, S&P và Fitch Rating nâng triển vọng, trong khi nhiều quốc gia khác bị hạ bậc tín nhiệm.

Bên cạnh đó, hiện thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu đang dư thừa khá lớn nhờ các gói kích thích tiền tệ khổng lồ của nhiều nền kinh tế lớn, và dòng tiền này đang nhắm đến tài sản của các nền kinh tế mới nổi có triển vọng tốt như Việt Nam.

Điều kiện thuận lợi

Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện xếp hạng của Việt Nam cũng như xếp hạng của các doanh nghiệp vẫn nằm ở hạn mức chưa được tín nhiệm đầu tư. Ngay cả việc Việt Nam được cả 3 tổ chức quốc tế nói trên nâng triển vọng cũng chỉ giúp các doanh nghiệp dễ huy động vốn quốc tế hơn, chứ lãi suất sẽ không thể thấp hơn.

Chẳng hạn, BIM Land- một thành viên của BIM Group. Hồi đầu tháng 5 vừa qua, Bim Land cũng phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế với lãi suất lên tới 7,375%/năm.

Nếu so với lãi suất cho vay VND trung- dài hạn trong nước (9-11%/năm) thì mức lãi suất trái phiếu quốc tế của BIM thấp hơn khá nhiều. Còn nếu so với lãi vay USD trong nước thì lãi suất trái phiếu quốc tế chưa hẳn đã thấp hơn. Tuy nhiên, hiện chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu mới đủ điều kiện vay USD.

Đó là chưa kể việc vay vốn bằng ngoại tệ sẽ phải đối mặt rủi ro tỷ giá. Bởi các doanh nghiệp vay ngoại tệ nên khi trả nợ cũng sẽ phải trả bằng ngoại tệ. Nếu khi trả nợ mà tỷ giá tăng cao cũng có nghĩa các doanh nghiếp sẽ phải mất nhiều tiền hơn để trả nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND khá ổn định như hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Ngoài ra, chi phí phát hành trái phiếu quốc tế cũng không hề nhỏ vì khi muốn phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, các nhà phát hành phải thuê các tổ chức tư vấn, thu xếp phát hành và tổ chức roadshow để quảng bá cho trái phiếu của mình.

Ngay cả khi chấp nhận những rủi ro như trên thì không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để được phát hành trái phiếu quốc tế, thậm chí nếu đủ điều kiện, cũng chưa chắc đã thành công.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán Mỹ tăng cao kỷ lục trong khi lợi suất trái phiếu giảm

    Chứng khoán Mỹ tăng cao kỷ lục trong khi lợi suất trái phiếu giảm

    04:50, 15/08/2021

  • Trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục lên ngôi

    Trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục lên ngôi

    16:18, 07/08/2021

  • Bộ Xây dựng cảnh báo nhà đầu tư gom trái phiếu bất động sản

    Bộ Xây dựng cảnh báo nhà đầu tư gom trái phiếu bất động sản

    04:00, 05/08/2021

  • 60.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được “treo” vào cổ phiếu: Lo ngại “bong bóng tài sản”

    60.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được “treo” vào cổ phiếu: Lo ngại “bong bóng tài sản”

    04:00, 30/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vay vốn quốc tế có dễ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO