VBF 2022: Cần chú trọng đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động

CẨM ANH 21/02/2022 15:43

Nâng cao năng lực và đào tạo lại kỹ năng số cho lực lượng lao động là yếu tố cần thiết nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi nền kinh tế.

>>VBF 2022: "Càng khó khăn, phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, đoàn kết"

Diễn đàn Doanh nghiệp Thường niên

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Thường niên

Trong phiên kỹ thuật Diễn đàn Doanh Nghiệp Thường niên (VBF), ông Bruno Sivanandan, Thành viên Ban Quản trị Nhóm công tác Kinh tế số nhận định, trình độ kỹ năng số của Việt Nam vẫn chưa bắt kịp một số quốc gia láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore.

"Nếu Việt Nam không đáp ứng được số lượng lao động có tay nghề cao trong quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng, thì nền kinh tế có thể mất tới 2 triệu việc làm vào năm 2045. Trong trường hợp vấn đề này vẫn không được giải quyết, có thể tạo ra những gián đoạn và chênh lệch lớn, có thể gây ra nhiều hậu quả về kinh tế và xã hội", ông Sivanandan đánh giá.

Để duy trì sức cạnh tranh trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam cần tập trung nguồn lực vào việc nâng cao kỹ năng số của lực lượng lao động trong nước. Nhóm công tác Kinh tế số khuyến nghị, Chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ của người lao động để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các doanh nghiệp đối với lao động có tay nghề. Chính phủ cũng cần hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân trong vấn đề này.

Bên cạnh đó, ông John Rockhold, Chủ tịch HIệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, các doanh nghiệp thành viên cam kết hợp tác với chính phủ Việt Nam, các tổ chức giáo dục và khu vực tư nhân để giải quyết những khoảng cách về kỹ năng tiếng Anh, tư duy phản biện, kỹ năng mềm và chuyên môn công nghệ để phát triển lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu.

AmCham cũng ủng hộ việc cải tiến các chương trình đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng. "Chúng tôi muốn đảm bảo Việt Nam tận dụng tối đa lợi tức từ nhân khẩu học và không bị mắc kẹt ở đầu thấp hơn trong bẫy thu nhập trung bình, mà có thể nâng cao chuỗi giá trị phát triển kinh tế", Chủ tịch AmCham nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc thành lập nhóm tư vấn tổ chức giáo dục quốc tế với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như xem xét các quy định để hỗ trợ số hóa và tiếp cận giáo dục nhiều hơn để cho phép học tập suốt đời. Chủ tịch AmCham khuyến nghị, cần tinh giản các yêu cầu về giấyphép lao động và loại bỏ giấy phép nhập cảnh để đảm bảo rằng Việt Nam có thể tiếp tục thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu từ nước ngoài.

Bài học rút ra từ đại dịch Covid-19 là lực lượng lao động Việt Nam cần được trang bị các kỹ năng số cần thiết để nắm bắt và thúc đẩy chuyển đổi. Tốc độ số hóa ngày càng tăng nhanh đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng người lao động có các kỹ năng số chuyên biệt cao hơn, để cài đặt hoặc duy trì các hệ thống công nghệ thông tin bảo mật hoặc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

>>VBF 2022: Công nghệ số là chìa khóa cho sự tăng trưởng

Đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Thường niên

Đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Thường niên

Nhóm công tác Kinh tế số nhận định, để nâng cao chất lượng phục vụ cho phục hồi kinh tế, Chiến lược số của Chính phủ tích cực ủng hộ các nỗ lực chuyển đổi số, thông qua đầu tư vào phát triển các kỹ năng số cho lực lượng lao động, ban hành các chính sách thuận lợi cho việc áp dụng và đổi mới công nghệ cũng như khuyến khích số hóa doanh nghiệp.

Để giải quyết nhu cầu lao động ngày càng tăng, nhiều thành viên của VBF đã tổ chức giáo dục và đào tạo cho sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học, lực lượng lao động nói chung và những cá nhân mất hoặc thiếu việc làm.

Việc thu hẹp khoảng cách kỹ năng sẽ cần có sự hợp tác công - tư sâu rộng hơn có thể đạt được trên một số lĩnh vực khác nhau, với đối tượng hướng đến không chỉ là sinh viên và người lao động có tay nghề cao, mà còn cả những lao động hiện không có việc làm. 

Chính vì vậy, Nhóm công tác Kinh tế số của VBF khuyến nghị, xây dựng lộ trình đào tạo kỹ năng số để xác định các xu hướng và những kỹ năng còn thiếu hụt; Nuôi dưỡng năng lực số nền tảng cho học sinh, tập trung vào lĩnh vực STEM; Khuyến khích các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ, đầu tư vào phát triển kỹ năng số cho người lao động; Thúc đẩy các chương trình học tập suốt đời để không ngừng trau dồi kỹ năng.

"Đây là điều cần thiết để xây dựng các chương trình nâng cao kỹ năng hiệu quả và có sức ảnh hưởng. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Chính phủ Việt Nam để xây dựng các chương trình này", Nhóm công tác Kinh tế số khẳng định. 

Có thể bạn quan tâm

  • VBF 2022:

    VBF 2022: "Càng khó khăn, phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, đoàn kết"

    13:48, 21/02/2022

  • VBF 2022: Công nghệ số là chìa khóa cho sự tăng trưởng

    VBF 2022: Công nghệ số là chìa khóa cho sự tăng trưởng

    10:57, 21/02/2022

  • VBF 2022: Năm 2022 sẽ là năm bản lề để thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025

    VBF 2022: Năm 2022 sẽ là năm bản lề để thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025

    10:56, 21/02/2022

  • VBF 2022: Thị trường vốn là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam

    VBF 2022: Thị trường vốn là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam

    10:26, 21/02/2022

  • VBF 2022: BritCham mong chính sách mạnh mẽ và nhất quán hơn nữa

    VBF 2022: BritCham mong chính sách mạnh mẽ và nhất quán hơn nữa

    09:48, 21/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VBF 2022: Cần chú trọng đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO