VCCI Đà Nẵng "điểm tên" những khó khăn đè nặng doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Để tìm hiểu tình hình hoạt động của động đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, VCCI Đà Nẵng đã khảo sát, lấy ý kiến để hiểu rõ những khó khăn, vướng mắc.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vương mắc do thực hiện các phương án chống dịch. Nhận thấy những khó khăn chung của cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến khó khăn đè nặng lên doanh nghiệp.

Ba khó khăn mà doanh nghiệp hội viên gặp phải trong khi duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh là vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu gặp khó khăn do các biện pháp phòng dịch, chi phí vận chuyển, logistic tăng cao và các khó khăn về tài chính.

Ba khó khăn mà doanh nghiệp hội viên gặp phải trong khi duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh là vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu gặp khó khăn do các biện pháp phòng dịch, chi phí vận chuyển, logistic tăng cao và các khó khăn về tài chính.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2021 kinh tế thành phố Đà Nẵng đã cho thấy sự khởi sắc trở lại với GRDP 6 tháng đầu năm tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 1,05% so với 6 tháng đầu năm 2019. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã chuyển theo hướng tốt hơn với 2.107 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 11.262 tỷ đồng, tăng 6,4% về số doanh nghiệp và tăng 4,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, từ tháng 4/2021 dịch bệnh đã bùng phát trở lại, cùng với những tác động nặng nề của dịch bệnh trong năm 2020, trong 6 tháng đầu năm 2021 đã có 411 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc giải thể, rút khỏi thị trường, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.

"Các giải pháp quyết liệt của thành phố đã mang lại hiệu quả trong việc khống chế dịch bệnh. Tuy nhiên, nó cũng đã gây những khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, rất nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngưng hoạt động, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn có thể dẫn đến giải thể. Sức chống chịu của doanh nghiệp trước dịch bệnh và các biện pháp giãn cách xã hội đã bị bào mòn trong năm 2020 và đang dần cạn kiệt trong năm 2021. Các doanh nghiệp đang rất cần những sự hỗ trợ từ chính quyền thành phố để có thể tồn tại và phục hồi", thông tin từ VCCI Đà Nẵng.

Tại cuộc khảo sát, có đến 98.56% doanh nghiệp hội viên cho biết dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến hoạt động. Trong đó ,73,38% doanh nghiệp cho biết mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Có 25,18% doanh nghiệp cho biết dịch bệnh đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, vẫn có 1,44% doanh nghiệp cho biết rằng không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Theo lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, bất động sản cho biết bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều nhất. Các hội viên sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thiết bị y tế, công nghệ thông tin, sản xuất giấy… là các ngành doanh nghiệp trả lời không bị ảnh hưởng tiêu cực.

Hiện tại, có 41,73% doanh nghiệp hội viên đang phải tạm ngừng hoạt động, 1,44% doanh nghiệp hội viên đã ngừng hoạt động chờ giải thể. Ngoài ra, có 56,83% hội viên cho biết đang duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh.

Trong điều kiện khó khăn bởi tác động của dịch bệnh thì những doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động là những đơn vị có lĩnh vực hoạt động thuận lợi hơn, có đơn hàng, được phép hoạt động… gồm lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (37,97%), công nghệ thông tin, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất giấy… có tỷ lệ doanh nghiệp duy trì hoạt động cao thứ hai (21,52%) và vận tải, kho bãi (12,66%).

 "Yếu tố giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động là doanh nghiệp có các đơn hàng để sản xuất, cung cấp cần thực hiện và sự đồng lòng, chia sẻ của lực lượng lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã chủ động áp dụng công nghệ và thương mại điện tử để có thể duy trì hoạt động trong mùa dịch. Có thể thấy sự cố gắng của doanh nghiệp là những yếu tố chính giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động. Với những khó khăn do dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang duy trì hoạt động không phải với mục tiêu lợi nhuận. Trong đó, các doanh nghiệp duy trì được khách hàng thông qua việc hoàn thành đơn hàng và đảm bảo được lực lượng lao động", theo khảo sát của VCCI Đà Nẵng.

Mặc dù có hoạt động nhưng công suất của các doanh nghiệp thấp hơn so với bình thường. Hiện tại, có 27,85% doanh nghiệp có công suất hoạt động hiện nay từ 50% đến dưới 60%, 25,32% doanh nghiệp có công suất hoạt động từ 25% đến 50% và có 6,33% doanh nghiệp hoạt động dưới 25%. Tỷ lệ doanh nghiệp đạt công suất hoạt động từ 60-80% là 20,25%. Đặc biệt, có khoảng 18,99% doanh nghiệp đạt công suất từ 80% đến dưới 100%.

Điểm tích cực là mặc dù tình hình khó khăn, công suất giảm, nhưng phần lớn các doanh nghiệp hội viên không chọn giải pháp cắt giảm lao động. Trong đó, có 41,77% doanh nghiệp không cắt giảm lao động, chỉ giảm lương, giảm giờ làm, bố trí lao động sản xuất luân phiên, 39,24% doanh nghiệp vẫn duy trì số lượng và các điều kiện phúc lợi cho lao động như cũ và có 17,72% doanh nghiệp phải tiến hành cắt giảm lực lượng lao động.

Hiện tại, có 41,73% doanh nghiệp hội viên đang phải tạm ngừng hoạt động, 1,44% doanh nghiệp hội viên đã ngừng hoạt động chờ giải thể.

Hiện tại, có 41,73% doanh nghiệp hội viên đang phải tạm ngừng hoạt động, 1,44% doanh nghiệp hội viên đã ngừng hoạt động chờ giải thể.

Với những khó khăn về nhiều mặt trong sản xuất kinh doanh như hiện nay, doanh thu dự kiến trong năm của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Có 88,6% doanh nghiệp hội viên dự kiến doanh thu sẽ giảm so với năm 2020, nhiều nhất là giảm từ 25% đến dưới 50% (45,57%), giảm dưới 25% (22,78%) và có đến 20,25% doanh nghiệp được hỏi cho biết doanh thu sẽ giảm trên 50%.

Đặc biệt, có 62,03% doanh nghiệp hội viên cho biết chỉ duy trì hoạt động dưới 6 tháng. Trong đó, tỷ lệ cho biết sẽ duy trì hoạt động từ 3 đến 6 tháng là cao nhất với 29,11% và có 7,6% doanh nghiệp đã cạn nguồn lực và chỉ có thể duy trì hoạt động dưới 1 tháng.

"Ba khó khăn mà doanh nghiệp hội viên gặp phải trong khi duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh là vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu gặp khó khăn do các biện pháp phòng dịch, chi phí vận chuyển, logistic tăng cao và các khó khăn về tài chính. Đáng lưu ý là có 35.44% doanh nghiệp hội viên cho biết chi phí gia tăng do phải áp dụng các giải pháp chống dịch", VCCI Đà Nẵng nêu đánh giá từ khảo sát.

Theo kết quả khảo sát, có đến 93,42% doanh nghiệp cho biết nguồn cung đầu vào hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung đầu vào là do vận chuyển, logistic trong nước bị ảnh hưởng do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và nguồn cung đầu vào trong nước bị hạn chế do dịch bệnh.

"Có thể thấy rằng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn cung đầu vào trong nước bị hạn chế, việc vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam bị ảnh hưởng, quy trình xuất nhập khẩu gặp khó khăn do dịch bệnh là những khó khăn được nhiều doanh nghiệp hội viên đề cập", thông tin từ VCCI Đà Nẵng.

Theo đánh giá, ngoài việc doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn cung đầu vào thì việc giải quyết đầu ra cũng là một khó khăn lớn khác. Chi phí vận chuyển, logistic tăng cao và vận chuyển hàng hoá gặp khó khăn do các biện pháp phòng dịch đang là các vấn đề khiến doanh nghiệp đau đầu. Nhu cầu khách hàng sụt giảm và chi phí sản xuất tăng cao do áp dụng các biện pháp phòng dịch cũng là những khó khăn mà các doanh nghiệp phản ánh.

Ngoài ra, khó khăn về tài chính cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải khi duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh. Trong đó, hai khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp cập nhiều nhất qua khảo sát là trả tiền lãi vay ngân hàng với tỷ lệ 22,08% và trả lương cho người lao động với 18,18%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VCCI Đà Nẵng "điểm tên" những khó khăn đè nặng doanh nghiệp tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714141702 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714141702 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10