Vì sao Ấn Độ đưa Liên minh châu Phi vào G20?

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 bằng việc chào đón Liên minh châu Phi gia nhập nhóm với tư cách thành viên thường trực.

>>Chủ tịch Trung Quốc không tham dự Thượng đỉnh G20 cho thấy điều gì?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ôm Tổng thống Comoros Azali Assoumani, người đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch AU

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ôm Tổng thống Comoros Azali Assoumani, Chủ tịch AU 

Phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, vai trò Chủ tịch G20 của Ấn Độ là "biểu tượng của sự hòa nhập" cả trong và ngoài Ấn Độ. Ông nói: "Với sự chấp thuận từ các bên, tôi đề nghị lãnh đạo Liên minh châu Phi (AU) tiếp nhận vị trí thành viên thường trực G20".

Việc bổ sung nhóm Liên minh châu Phi gồm 55 thành viên là một cột mốc quan trọng khi Ấn Độ ủng hộ của các quốc gia Nam Bán cầu tăng cường tiếng nói và sự hiện diện trên trường quốc tế.

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia Ihsan Buhulaiga, nhà kinh tế học đến từ Saudi Arabia, thành viên phái đoàn chính thức của quốc gia này tại G20 nói với Nikkei Asia: “Đây là một tin rất tích cực khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh quan trọng này. Điều này cũng hợp lý vì một số lý do như giờ đây, nhóm sẽ có sự bình đẳng vì thành phần hiện tại của G20 có 19 quốc gia và Liên minh Châu Âu."

Bên cạnh đó, chuyên gia này nói, rất nhiều thách thức được thảo luận tại G20 có liên quan chặt chẽ đến châu Phi, ví dụ như nghèo đói, nợ công, các vấn đề y tế, biến đổi khí hậu và các quỹ giúp các quốc gia châu Phi giảm lượng khí thải như đã thảo luận tại hội nghị COP27 ở Ai Cập.

"Việc họ ngồi vào bàn đàm phán là điều hợp lý, hơn nữa Liên minh châu Phi là một tổ chức rất tích cực", ông Buhulaiga nói thêm, đồng thời ca ngợi những nỗ lực của Thủ tướng Modi trong việc thúc đẩy lợi ích của khu vực miền Nam toàn cầu.

"Ông Modi thực sự rất chú ý đến các nước Nam bán cầu và đảm bảo rằng Ấn Độ đang có được vị trí đúng đắn với tư cách là một cường quốc đang lên", ông nói. “Nếu chúng ta nhìn vào dân số và sự đa dạng của Ấn Độ sẽ thấy rằng tính hòa nhập là một phần bản chất của Ấn Độ. Và Thủ tướng Modi cũng đang thực hiện các bước cụ thể vì sự nghiệp của các quốc gia đang phát triển".

AU có 55 thành viên với tổng GDP 3.000 tỷ USD và dân số khoảng 1,4 tỷ người. Khối đã đình chỉ tư cách thành viên với Mali, Guinea, Sudan, Burkina Faso, Niger và Gabon sau khi đảo chính xảy ra tại 6 quốc gia này.

>> Ông Tập vắng mặt ở Hội nghị G20, Mỹ "chớp" cơ hội lớn

Phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ

Phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ

Từ lâu, tổ chức này đã là khách mời tham dự cuộc họp mặt G20 cùng với các tổ chức toàn cầu lớn khác, bao gồm Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tuy nhiên, bước đi này sẽ khiến AU trở thành thành viên thường trực giống như Liên minh châu Âu, có khả năng biến G20 thành G21 và trao cho khối châu Phi một ghế tại một trong những nhóm quản trị toàn cầu quyền lực nhất thế giới.

Việc trao tư cách thành viên cho AU trong G20 là một bước công nhận lục địa này là một cường quốc toàn cầu. Với tư cách thành viên đầy đủ của G20, AU có thể đại diện cho một lục địa có khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Khu vực này giàu tài nguyên mà thế giới cần để chống lại biến đổi khí hậu, điều mà Châu Phi đóng góp ít nhất nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều nhất.

"Châu Phi sẽ cần phải tập hợp được tiếng nói chung nếu muốn ảnh hưởng đến việc ra quyết định của G20”, ông Ibrahim Assane Mayaki, cựu Thủ tướng Niger, và ông Daouda Sembene, cựu Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá. Nhưng với tư cách là thành viên cấp cao của G20, những yêu cầu của Châu Phi sẽ khó bị bỏ qua hơn.

Kể từ khi đảm nhận chức Chủ tịch G20, ông Modi đã mong muốn nâng cao uy tín của Ấn Độ với tư cách là nhà lãnh đạo của các quốc gia mới nổi và đang phát triển thông qua những nỗ lực thúc đẩy tăng cường hợp tác với các quốc gia giàu có hơn để giúp đảm bảo các huyết mạch tài chính quan trọng.

Đồng thời, chính phủ của ông Modi tin rằng, với cách tiếp cận đối xử bình đẳng với các quốc gia toàn cầu có nhiều khả năng xây dựng thêm mối quan hệ lâu dài, cùng có lợi với nhiều quốc gia khác. 

Trước đây, Thủ tướng Ấn Độ đã nói về ý định đưa Liên minh châu Phi vào nhóm G20. “Khi chúng tôi nói rằng chúng tôi coi thế giới như một gia đình, chúng tôi thực sự có ý đó”, ông Modi nói trong cuộc phỏng vấn trước hội nghị thượng đỉnh với Press Trust of India, một trong những hãng thông tấn lớn nhất Ấn Độ.

“Châu Phi là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi ngay cả trong G20. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi làm trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 là tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói Nam Toàn cầu, với sự tham gia nhiệt tình từ Châu Phi", ông Modi cho biết.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Ấn Độ đưa Liên minh châu Phi vào G20? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714493457 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714493457 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10