Vì sao Bộ Công Thương chưa thể trình Đề án Quy hoạch điện VIII?

Diendandoanhnghiep.vn Theo kế hoạch, Bộ Công Thương phải trình Đề án quy hoạch điện VIII lên Chính phủ trước ngày 15/6, song Bộ này chưa thể trình theo yêu cầu đã được đưa ra.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 là dự án điện than lớn nhất nằm trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 là dự án điện than lớn nhất nằm trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh minh hoạ: TTXVN.

Lý giải điều này tại cuộc họp báo thường kỳ bộ Công Thương vừa diễn ra, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì buổi họp với bộ Công Thương và các đơn vị liên quan về nội dung Quy hoạch điện VIII. Phó Thủ tướng đã kết luận một số nội dung và yêu cầu bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến góp ý của các đơn vị tại cuộc họp để hoàn thiện đề án.

Cụ thể, về cơ bản, phụ tải dự báo trong Quy hoạch điện VIII đã bám sát các mục tiêu của các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, tuân thủ các chỉ đạo của Đảng nêu tại Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XIII. Các kết quả dự báo là hợp lý. Trên cơ sở kết quả dự báo phụ tải, bộ Công Thương rà soát lại chương trình phát triển nguồn, xây dựng cơ cấu phát triển nguồn điện hợp lý, tránh để mức dự phòng quá cao, gây lãng phí nguồn lực và tạo áp lực về vốn đầu tư.

Rà soát lại việc bố trí không gian cho phát triển các nguồn điện trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá lợi thế so sánh của các địa phương, các vùng trong việc phát triển hài hòa và đồng bộ các nguồn điện lớn. Đánh giá, xây dựng các giải pháp phát triển nguồn điện đảm bảo chủ động trong việc cung cấp nhiên liệu.

Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và thông báo kết luận cuộc họp do Văn phòng Chính phủ thông báo tại Thông báo số 91 ngày 3/5/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát lại chương trình phát triển nguồn điện đảm bảo các yêu cầu theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Rà soát lại kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa nguồn điện truyền thông và nguồn điện năng lượng tái tạo, hạn chế tối đa những khó khăn trong công tác vận hành hệ thống điện. Cùng với đó, cập nhật chương trình phát triển lưới điện đồng bộ với nguồn điện, tránh tối đa việc cắt giảm các nguồn năng lượng tái tạo đồng thời rà soát nguồn vốn đầu tư hợp lý cho chương trình phát triển điện lực trong tương lai.

Nghiên cứu hoàn thiện thêm về pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện quy hoạch để khắc phục những điểm còn yếu trong thực hiện Quy hoạch điện VII, nhất là khi chuyển từ dạng quy hoạch chi tiết sang quy hoạch định hướng trong Quy hoạch điện VIII.

Quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm giám sát, kiểm tra quyền lực trong quá trình thực hiện quy hoạch. Do đó, rà soát quy định về lập kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII bảo đảm rõ ràng, trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch.

"Chúng tôi đã tổ chức 3 buổi họp với đơn vị tư vấn, tập đoàn Điện lực Việt Nam và các bên liên quan do Thứ trưởng Đặng Hoàng An chủ trì để rà soát các nội dung theo Thông báo số 91 nêu trên. Bộ trưởng bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã chủ trì cuộc họp ngày 4/6 để rà soát nội dung. Dự kiến, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo sẽ hoàn thành báo cáo trình lãnh đạo bộ thông qua, để lấy ý kiến các bộ, ngành và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2021", ông Dũng thông tin.

fd

Rà soát lại kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa nguồn điện truyền thông và nguồn điện năng lượng tái tạo, hạn chế tối đa những khó khăn trong công tác vận hành hệ thống điện.

Đề án Quy hoạch Điện VIII đã chưa được Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 thông qua trong cuối tháng 3 đầu tháng 4/2021 như kỳ vọng của nhiều nơi dù Bộ Công thương thay mặt Hội đồng thẩm định đã có Báo cáo thẩm định Đề án Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới 2045 gửi Thủ tướng Chính phủ vào ngày 26/3/2021.

Theo đó, Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII thống nhất kết luận Quy hoạch đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Được biết Hội đồng thẩm định được thành lập vào ngày 25/2/2021. Tiếp đó, ngày 10/3/2021, Hội đồng thẩm định đã họp lần 1 để xem xét Đề án Quy hoạch điện VIII.

Hội đồng đã lắng nghe các ý kiến góp ý của các thành viên, đại diện uỷ viên phản biện với Đề án để đơn vị lập quy hoạch và đơn vị tư vấn tiếp thu, hoàn thiện Đề án.

Ngày 18/3/2021, Hội đồng đã họp lần 2 để bỏ phiếu thông qua báo cáo thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII và nội dung Đề án, Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Có 4 phiếu đồng ý thông qua nội dung không chỉnh sửa và 22 phiếu đồng ý thông qua với điều kiện bổ sung chỉnh sửa của Đề án.

Ngày 2/3/2021, Bộ Công thương đã có văn bản 1208/BCT-ĐL đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch điện VIII. Vào ngày 17/3/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 1236/BTNMT thông báo kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của Quy hoạch điện VIII. Theo đó, 15/15 thành viên Hội đồng thẩm định cáo cáo ĐMC đã đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa bổ sung.

Cũng cần nhắc lại là báo cáo góp ý của một số doanh nghiệp lớn trong ngành điện như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) hay Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cũng có nhiều lo ngại với các nội dung được đưa ra trong Đề án Quy hoạch Điện VIII.

Đó là Đề án không đưa ra được đánh giá về nguồn năng lượng sơ cấp, tỷ trọng nguồn năng lượng sơ cấp trong nước và nhập khẩu cho sản xuất điện để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và các vấn để liên quan đến nhập khẩu nhiên liệu (LNG, than nhập khẩu...) như khả năng nhập khẩu, hạ tầng phục vụ nhập khẩu. Cạnh đó, với tính chất “mở” của Quy hoạch, nhiều công trình nguồn, lưới điện tuy có tên nhưng lại chưa xác định vị trí. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến công tác thỏa thuận, thu hồi đất gây ra kéo dài thời gian thực hiện dự án so với mong muốn đặt ra trong Quy hoạch điện VIII...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Bộ Công Thương chưa thể trình Đề án Quy hoạch điện VIII? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714335558 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714335558 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10