Vì sao cổ phiếu TAR nhận án phạt từ SSC?

Diendandoanhnghiep.vn Cổ phiếu TAR của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An vừa bị HNX chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát, đồng thời, nhận hàng loạt án phạt từ SSC.

>>>Xuất khẩu hồi phục, cổ phiếu ngành thủy sản có được hưởng lợi?

Cổ phiếu TAR bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát, đồng thời, hàng loạt quyết định xử phạt của SSC.

Cổ phiếu TAR bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát, đồng thời, bị SSC xử phạt do hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Cụ thể, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới công bố quyết định chuyển cổ phiếu TAR của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An sang diện bị kiểm soát từ ngày 12/10.

Theo HNX, lý do cổ phiếu TAR bị chuyển sang diện kiểm soát là do doanh nghiệp đã chậm nộp Báo cáo tài chính (BCTC) riêng và hợp nhất bán niên năm 2023 đã được soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Trước đó, cổ phiếu TAR cũng đã bị HNX đưa vào diện cảnh báo từ ngày 25/09 do tổ chức niêm yết chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất bản niên năm 2023 đã được soát xét quá 15 ngày so với thời hạn.

Ngoài việc cổ phiếu bị chuyển sang diện kiểm soát, TAR và Chủ tịch HĐQT Phạm Thái Bình còn bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Cụ thể, đối với TAR, doanh nghiệp này bị SSC xử phạt hành chính với tổng số tiền lên đến 487,5 triệu đồng do 7 vi phạm liên quan đến thị trường chứng khoán. Trong đó, đáng chú ý là doanh nghiệp đã vi phạm khi không công bố nhiều thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, gồm: Biên bản kiểm phiếu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, 2022; thông tin về việc vay, cho vay với giá trị từ 10% trở lên trên tổng tài sản của Công ty tại BCTC hợp nhất năm gần nhất được kiểm toán hoặc BCTC hợp nhất bán niên gần nhất được soát xét thông tin về ứng cử viên Ban kiểm soát (ông Đinh Xuân Hùng) 10 ngày trước khi diễn ra ĐHĐCĐ năm 2022.

Bên cạnh đó, TAR đã thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với các tài liệu. BCTC riêng và hợp nhất quý III/2022 kèm giải trình chênh lệch lợi nhuận so với cùng kỳ; BCTC riêng và hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 đã soát xét kèm giải trình biến động lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ; BCTC riêng và hợp nhất quý IV/2021 kèm giải trình nguyên nhân biến động lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ.

Lịch sử giao dịch của cổ phiếu TAR.

Lịch sử giao dịch của cổ phiếu TAR.

TAR cũng vi phạm khi công bố thông tin sai lệch. Cụ thể, tại Báo cáo thường niên năm 2020, 2021 và 2022, TAR công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty và của HNX là ông Phạm Thái Bình không nắm giữ chức vụ tại các tổ chức khác. Tuy nhiên, Báo cáo tình hình quản trị năm 2020, 2021, và 2022 của TAR lại ghi nhận ông Bình nắm giữ chức vụ tại các công ty con và công ty liên kết

Tại Báo cáo thường niên năm 2022 của TAR, ghi nhận bà Nguyễn Lê Bảo Trang – Thành viên HĐQT không nắm giữ chức vụ tại các tổ chức khác. Tuy nhiên, theo thông tin tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bà Nguyễn Lê Bảo Trang là Giám đốc – Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại An Thơ.

Ngoài ra, TAR còn bị xử phạt bởi các lỗi như: Không đảm bảo thành viên Ban kiểm soát đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và không thuộc các trường hợp pháp luật quy định; Công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật; Không xây dựng, trình ĐHĐCĐ thông qua quy chế hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát và Không quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp ĐHĐCĐ thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác.

Đồng thời, TAR cũng bị cảnh cáo theo quy định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và buộc huỷ bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin do công bố sai lệch.

Đối với cá nhân Chủ tịch HĐQT TAR Phạm Thái Binh, SSC xử phạt 92,5 triệu đồng do thực hiện hợp đồng, giao dịch khi chưa được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận.

Cụ thể, theo BCTC kiểm toán năm 2020, 2022, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020, 2021 và 2022, TAR đã có các giao dịch với các bên liên quan là Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Kiên Giang - công ty con do ông Phạm Thái Bình là Chủ tịch HĐQT và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại An Thơ do bà Nguyễn Lê Bảo Trang là thành HĐQT độc lập của TAR và là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại An Thơ. Tuy nhiên, các giao dịch này đều chưa được HĐQT TAR chấp thuận.

Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2023, TAR ghi nhận doanh thu thuần và lãi gộp đạt 2.513 tỷ đồng và 132 tỷ đồng, lần lượt tăng 46% và giảm 23% so với cùng kỳ. Điều này do giả vốn bán hàng tăng khiến cho lợi nhuận gộp bị thu hẹp. Lợi nhuận chỉ ghi nhận 606 triệu đồng do chi phí tài chính tăng mạnh lên tới 65 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải Quan, Chứng Khoán Mirae Asset cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 4,24 triệu tấn, trị giá 2,25 tỷ USD tăng mạnh lần lượt 21,3% và 32,2% so với cùng kỳ. Đây là kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm cao nhất ngành gạo trong 13 năm. Ngoài ra, giá gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm bình quân đạt 533 USD/tấn tăng 9% cùng kỳ.

Trong tháng 6, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 551 USD/ tấn, tăng 13% cùng kỷ, cũng là mức tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua do: Ấn Độ ban hành lệnh cắm xuất khẩu gạo khiến nguồn cung gạo giá rẻ bị hạn chế; Hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến nguồn cung gạo đồng thời các quốc gia Đông Nam Á cũng tăng cường nhập khẩu dự trữ gạo.

Cũng theo Mirae Asset, Trung Quốc khi mở cửa trở lại đã tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam tăng 67,3% cùng kỳ 2022, Trung Quốc là thị trưởng xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của TAR, do đó, kỳ vọng doanh thu xuất khẩu gạo của TAR sẽ tăng trưởng mạnh.

Năm 2023, Mirae Asset dự phóng doanh thu của TAR sẽ đạt 4.487 tỷ đồng tăng 18,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 64,8 tỷ đồng giảm 13,9% so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí tài chính lên đến 117 tỷ đồng tăng 26,8% so với cùng kỳ do chi phí lãi vay tăng cao.

“Chúng tôi ước tính EPS forward 2023 đạt 761 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức P/E forward ở mức 24,2 lần. Chúng tôi đánh giá tích cực dành cho TAR nhờ: Triển vọng xuất khẩu nửa cuối năm tích cực nhờ thiếu hụt nguồn cung; Hưởng lợi việc giá gạo tăng; Kỳ vọng hoạt động kinh doanh cải thiện từ năm 2024", Mirae Asset nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cổ phiếu TAR nhận án phạt từ SSC? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714297675 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714297675 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10