Vì sao ĐBSCL “lèo tèo” vốn FDI?

Huỳnh Khởi 08/03/2019 11:00

Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở thành vùng kinh tế nông nghiệp lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, có một nghịch lý đây lại là “vùng trũng” trong thu hút nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn FDI.Mặc dù được xem là vùng có nhiều tiềm năng nhưng sau 30 năm đổi mới, đến nay, khu vực ĐBSCL chỉ mới thu hút được 1.489 dự án FDI với tổng vốn đăng ký chưa đến 21 tỷ USD. (Cả nước có 27.643 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 340 tỷ USD)

p/Cả vùng ĐBSCL hiện tại chỉ có hơn 40km đường cao tốc.

Cả vùng ĐBSCL hiện tại chỉ có hơn 40km đường cao tốc.

Thu hút vốn FDI “lẹt đẹt”

Trong đó, chủ yếu tập trung ở các tỉnh sát nách TP.Hồ Chí Minh như: Long An (1.036 dự án, 7,3 tỷ USD); Tiền Giang (114 dự án, 2,1 tỷ USD), Bến Tre (61 dự án, trên 1 tỷ USD). Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang tuy xa TP.Hồ Chí Minh nhưng nhờ lợi thế đảo ngọc Phú Quốc đã thu hút 51 dự án, 4,7 tỷ USD; tỉnh Trà Vinh nhờ thu hút được một số dự án “khủng” (như Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2) nên tổng vốn FDI đăng ký đạt trên 3,2 tỷ USD. Còn lại 8 tỉnh, thành, mỗi địa phương chỉ thu hút được vài trăm triệu USD vốn FDI. Ngay như TP.Cần Thơ được xem là “thủ phủ” của vùng nhưng chỉ thu hút được 81 dự án với số vốn đăng ký 686 triệu USD. Thấp nhất là Tỉnh Cà Mau chỉ thu hút được 11 dự án, 70 triệu USD, kế đến là tỉnh Đồng Tháp dù đây là địa phương nhiều năm dẫn đầu khu vực về chỉ số PCI nhưng chỉ thu hút được 16 dự án FDI với số vốn 157 triệu USD.

Vì sao chậm cải thiện?

Theo đánh giá của Bộ KH-ĐT: tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2018 của ĐBSCL đạt 7,5%, tuy nhiên thu nhập bình quân trên đầu người vùng ĐBSCL chỉ đạt 2.217 USD trong khi vùng Đông Nam bộ đạt 5.289 USD. Vùng Đông Nam bộ đóng góp trên 50% ngân sách, 35% GDP cho cả nước nhưng vùng ĐBSCL chỉ có duy nhất TP.Cần Thơ có điều tiết ngân sách về Trung ương, cả vùng chỉ đóng góp 18% GDP cho quốc gia.

  Nguyên nhân khiến vùng ĐBSCL chậm phát triển là do kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, trong khi công tác quy hoạch cho ngành kinh tế mũi nhọn này chưa đáp ứng và chưa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KH-ĐT), Nguyễn Tuấn: Nguyên nhân khiến vùng ĐBSCL chậm phát triển được xác định là do kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, trong khi công tác quy hoạch cho ngành kinh tế mũi nhọn này chưa đáp ứng và chưa thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, với sự yếu kém về hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp… nên thu hút nguồn vốn đầu tư FDI xếp gần cuối bảng (4/6 vùng), trong khi vùng này luôn dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Lê Quang Mạnh cho rằng: Bên cạnh những hạn chế trên thì cần phải nhìn nhận vùng ĐBSCL còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng. Để phát huy thế mạnh của vùng thì cần thiết phải quy hoạch theo hướng thúc đẩy các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại: tăng cơ cấu ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp phát triển nhanh, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao ĐBSCL “lèo tèo” vốn FDI?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO