Vì sao giải ngân vốn ODA khó hoàn thành mục tiêu?

Diendandoanhnghiep.vn Việc giải ngân hơn 95% kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2021 trong thời gian từ nay tới hết năm, theo mục tiêu Nghị quyết số 63 của Chính phủ là không khả thi.

fd

Lý giải cho việc chậm trễ giải ngân, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, có 6 trên 15 dự án đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài bị vướng mắc do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết đến ngày 6/10/2021, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của các bộ, ngành mới đạt 19,03% (3.166 tỷ đồng/16.637 tỷ đồng kế hoạch vốn giao).

Kết quả này gấp hơn hai lần số giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài vào thời điểm Bộ Tài chính tổ chức hội nghị tháng 6/2021 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với kết quả cùng kỳ năm 2019 và 2020.

Đáng chú ý, tính đến 6/10, Bộ Tài chính đã nhận được 9 văn bản của các bộ, ngành đề nghị trả lại kế hoạch vốn với tổng giá trị là 8.054 tỷ đồng, chiếm khoảng 44,08% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao.

Với kết quả trên, ông Long cho rằng việc hoàn thành tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn trên 95% như mục tiêu Nghị quyết 63 là không khả thi.

Lý giải cho việc chậm trễ giải ngân, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, có 6 trên 15 dự án đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài bị vướng mắc do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết từ đầu năm tới nay mới giải ngân trên 45% theo kế hoạch. Việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án. Theo Bộ này, dù đã xin cơ chế cho cách ly tại công trường nhưng chỉ một số địa phương đồng ý, còn lại đều phải dừng thi công. Nhiều dự án thủy lợi tới nay được phép thi công lại nhưng cũng khó triển khai vì đang mùa mưa...

Giải ngân đầu tư công nguồn nước ngoài của các địa phương dự kiến năm nay cũng chỉ đạt khoảng hơn 36% kế hoạch vốn. Tại Hà Nội, với 7 dự án ODA được giao có tổng vốn 7.800 tỷ đồng, đến hết tháng 9 mới đạt hơn 17% tiến độ. Ngoài khó khăn do Covid-19, ông Hà Minh Hải, Phó chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, vấn đề về giải phóng mặt bằng là vướng mắc thường xuyên. Giá vật liệu xây dựng từ đầu năm tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ triển khai dự án. "Hà Nội đang rà soát và đã đề nghị điều chỉnh vốn ODA cấp phát, giảm 4.500 tỷ đồng", ông nói.

fd

Giải ngân đầu tư công nguồn nước ngoài của các địa phương dự kiến năm nay cũng chỉ đạt khoảng hơn 36% kế hoạch vốn. 

Bà Phạm Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, chia sẻ, TP đang triển khai 8 dự án với tổng số vốn là 121.214 tỷ đồng. UBND bố trí vốn nguồn nước ngoài 12.550 tỷ đồng. Các dự án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được Kho bạc Nhà nước xác nhận hoàn thành 1.621 tỷ đồng đạt 12,45%, giá trị hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách là 1.283 tỷ đồng, đạt 9,85% kế hoạch vốn, giải ngân giá trị rút vốn, thủ tục hoàn vốn được Bộ Tài chính xác nhận là 866 tỷ đồng đạt 6,65% kế hoạch được giao.

Bà Hà nói thêm, do dịch bệnh còn phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nên TP.HCM đề nghị giảm kế hoạch vốn ODA cấp phát từ ngân sách TƯ 2.916 tỷ đồng với 5 dự án; giảm vốn vay lại 11.940 tỷ đồng.

Biện giải cho nguyên nhân chậm tiến độ, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục được “đẩy” ra làm nguyên nhân chính. Ngoài ra, các vướng mắc và nguyên nhân khác dẫn đến chậm giải ngân còn do chậm hoàn thành các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định/thỏa thuận vay; Giao chậm, giao thiếu kế hoạch đầu tư công trung hạn; Giao vượt nhu cầu sử dụng đã đăng ký; Địa phương chậm, thậm chí chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn; Chậm đấu thầu hoặc chậm triển khai công việc và xác nhận khối lượng hoàn thành; Chậm tổng hợp hồ sơ đề nghị rút vốn; Hồ sơ rút vốn không đủ điều kiện giải ngân phải trả lại...

Tuy nhiên, theo ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thì ngoài nguyên nhân dịch bệnh và những lý do khách quan khác thì tại nhiều bộ ngành, công tác kế hoạch vốn chưa tốt, nhiều, bộ ngành chưa thể giao hết kế hoạch vốn chi tiết dẫn đến phải hủy dự toán.

Còn ông Trương Hùng Long cho rằng, từ nay tới cuối năm, các bộ, ngành cần tích cực chỉ đạo kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn của các chủ dự án, kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân; tiếp tục điều chuyển kế hoạch vốn nội bộ. Trường hợp không thể điều chuyển nội bộ thì sớm có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc cắt giảm để chuyển cho các Bộ, ngành, địa phương khác. "Hi vọng rằng từ nay tới cuối năm, các bộ, ngành sẽ làm tốt nhất ở mức có thể để đạt được kết quả giải ngân tốt nhất" - ông Long nói.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ 2021-2025, nếu tiến độ giải ngân thực hiện của năm 2021 thấp sẽ ảnh hưởng đến năm 2022 và các năm tiếp theo.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao giải ngân vốn ODA khó hoàn thành mục tiêu? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711726568 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711726568 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10