Quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA

Diendandoanhnghiep.vn Nếu so với dự toán sau giảm trừ (do các địa phương trả lại dự toán), tỷ lệ giải ngân đầu tư nguồn vốn nước ngoài (ODA) mới đạt 32,43%.

Bà Nguyễn Xuân Thảo – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến ngày 30/9, số các địa phương đã phân bổ và nhập hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đạt 97% dự toán, tăng 6,6% so với một tháng trước đó.

Trong số dự toán trên, số dự toán các địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách Trung ương tính đến ngày 30/9 chiếm 11,73% dự toán. Về nguồn vốn Trung ương cho vay lại cho địa phương, các địa phương đã phân bổ vào hệ thống Tabmis tính đến ngày 30/9 đạt 75,3% dự toán, tăng 1,2% so với thời điểm 31/8.

đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài

Các địa phương cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài

Cũng theo bà Thảo, hiện nay đã có 60/62 địa phương được giao dự toán vốn vay nước ngoài đã nhập và phân bổ trên 50% dự toán được giao trên Tabmis, trong đó 43/62 địa phương đã nhập Tabmis 100%, tăng so với thời điểm 31/8 là 18 địa phương.

Trong số dự toán trên, số dự toán vay lại các địa phương xác nhận sẽ không sử dụng tính đến ngày 30/9/2020 chiếm 6,48% dự toán.

Tính tới hết tháng 9, lũy kế số giải ngân nguồn Trung ương hỗ trợ cho địa phương là 11.033 tỷ đồng. Đối với nguồn Trung ương cho vay lại, tính đến ngày 30/9, các địa phương đã giải ngân được 8.774 tỷ đồng. Như vậy, tính chung trong 9 tháng, các địa phương trên cả nước đã giải ngân hơn 19.700 tỷ đồng vốn năm 2020, đạt 30,4% dự toán được giao.

Đánh giá về kết quả này, ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho rằng, tỷ lệ giải ngân tháng 9 dù đã có cải thiện đáng kể (tăng thêm 8%) so với tháng 8/2020, nhưng tổng giải ngân 9 tháng đầu năm vẫn thấp so với dự toán 2020. Nếu so với dự toán giảm trừ do các địa phương trả lại dự toán, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương đạt 32,43%. Do vậy, nhiệm vụ từ nay tới cuối năm của các địa phương là khá nặng nề.

Liên quan tới các kiến nghị xin điều chỉnh giảm vốn của các địa phương, đại diện Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cho rằng, các địa phương cần phải cân nhắc kĩ bởi nếu điều chỉnh giảm vốn giai đoạn này sẽ gây áp lực cho giai đoạn tới và dư địa có dự án mới sẽ bị hẹp lại. Bên cạnh đó, các địa phương kéo dài thời gian giải ngân sẽ khiến áp lực trả nợ tăng lên.

Từ nay đến cuối năm chỉ còn hơn 3 tháng nhưng còn phải giải ngân 2/3 số vốn còn lại. Ông Cao Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc xin điều chỉnh dự án phải tiến hành qua rất nhiều thủ tục. Tuy nhiên, tại thời điểm này các địa phương mới gửi công văn xin ý kiến các Bộ, ngành để điều chỉnh dự án là khá muộn. Điều đó cũng cho thấy công tác chuẩn bị dự án có vấn đề, chất lượng dự án chưa cao.

Ông Cường cũng cho biết thêm, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân loại 13 nhóm dự án có thủ tục phải điều chỉnh để xem xét các nhóm dự án nào có thể rút ngắn thời gian phê duyệt điều chỉnh, dự án nào cần phải thực hiện theo đúng quy trình.

Năm 2020 là năm mốc quan trọng của giải ngân, cũng là năm cuối của giai đoạn trung hạn 2016 -2020, có ảnh hưởng đến quyết định hoàn thành mục tiêu chung về giải ngân của cả giai đoạn. Do đó, để bảo đảm phối hợp hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 của các địa phương, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương tập trung giải quyết các công việc, như: Đối với khối lượng đầu tư đã hoàn thành, được Kho bạc Nhà nước (KBNN) kiểm soát chi nhưng chưa làm thủ tục giải ngân đối với các dự án có tài khoản đặc biệt/tài khoản tạm ứng, Bộ Tài chính đề nghị các chủ dự án khẩn trương thực hiện các thủ tục thanh toán và gửi báo cáo hoàn chứng từ cho Bộ Tài chính, để giảm số dư nợ tạm ứng với bên cho vay nước ngoài…

Ông Trương Hùng Long cho biết, trong những tháng còn lại của năm 2020, nếu các địa phương không có biện pháp quyết liệt khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao. Bộ Tài chính sẽ tiến hành rà soát và làm việc cụ thể với các địa phương và các ban quản lý dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn để thúc đẩy việc giải ngân từ các tài khoản đặc biệt này.

Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ trao đổi với các đối tác phát triển để tiếp tục tạo thuận lợi cho phương thức thanh toán trực tiếp, xử lý nhanh các đơn rút vốn đủ điều kiện thanh toán của các dự án, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để ký Hợp đồng cho vay lại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714330539 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714330539 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10