Vì sao gói tín dụng 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội chưa được giải ngân?

VI ANH 25/05/2023 05:00

Sau một thời gian triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn chưa phát sinh dư nợ, tức chưa có đồng vốn nào được cho vay ra.

>>Họp hội đồng bình chọn DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023: Đưa chương trình lên vị thế mới

Giải thích về vấn đề chính hiện nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, gói tín dụng này vẫn chưa giải ngân được vì nhu cầu nhà ở lớn nhưng quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạo, thời gian kéo dài; thủ tục điều kiện để được mua nhà ở xã hội… Do đó, nhiều doanh nghiệp đang chờ đợi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực với quy trình, thủ tục thông thoáng hơn.

Dựa trên báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay có khoảng 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (tại 36 địa phương) đã được cấp phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 85.662 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng. Các địa phương có 7 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư (tại 4 địa phương) với nhu cầu vốn vay khoảng 4.130 tỷ đồng.

Hiện nay có khoảng 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được cấp phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 85.662 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng. 

Cùng với đó, nhiều văn bản chỉ mới được ban hành trong tháng 4 vừa qua, cho nên nhiều địa phương vẫn đang lập danh mục cho dự án và danh mục cho những đối tượng đủ điều kiện vay.

Tại cuộc họp tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng diễn ra mới đây, đã có nhiều kiến nghị về việc bổ sung chủ đầu tư được vay ưu đãi các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân dạng cho thuê, thuê mua; kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho người mua nhà, chủ đầu tư; đơn giản hoá thủ tục miễn chi phí sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, hiện tại khoảng 87 dự án nhà ở xã hội được cấp phép xây dựng, những dự án này đã sẵn sàng tiếp nhận vốn vay ưu đãi từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thời gian tới. Trong đó, nguồn vốn được hỗ trợ từ 4 ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, dành cho các các đối tượng là chủ đầu tư và người mua nhà đủ điều kiện, với thời hạn kéo dài đến 31/12/2030.

>>Thiếu quỹ đất công nghiệp

Dựa trên thông tin từ NHNN, đối với chủ đầu tư mức hỗ trợ lãi suất là 8,7%/năm và người mua nhà 8,2%/năm, có thời hạn đến hết 30/6. Theo đó, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian 6 tháng sẽ được hỗ trợ theo nguyên tắc trên kể từ ngày 1/7/2023.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, nguồn tín dụng này được ban hành không có mục đích “giải cứu” thị trường bất động sản, thay vào đó là để đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.

Thời gian thực hiện hỗ trợ lãi suất dành cho chủ đầu tư là 3 năm còn người mua nhà là 5 năm kể từ ngày giải ngân và cho vay nhưng không quá thời hạn khoản cho vay đã được thỏa thuận tại hợp đồng cho vay ban đầu

Thời gian thực hiện hỗ trợ lãi suất dành cho chủ đầu tư là 3 năm còn người mua nhà là 5 năm kể từ ngày giải ngân 

Ông cũng yêu cầu báo cáo định kỳ hàng tháng về tiến độ triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Cùng với đó, NHNN và Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất phương án, thời gian hỗ trợ lãi suất phù hợp cho các chủ đầu tư, người mua nhà đủ điều kiện vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Nhằm đưa gói tín dụng được sử dụng trong đời sống, đại diện NHNN yêu cầu các bộ, ngành rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, trình tự, thủ tục trong đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tăng nguồn cung cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thực của người có thu nhập thấp.

Các doanh nghiệp cũng thẳng thắn nhận định, nhà ở xã hội sẽ giải tỏa "cơn khát" nhà ở giá rẻ, đồng thời là lối thoát đối với thị trường bất động sản đang trầm lắng, do các chủ đầu tư mải mê làm nhà giá cao như hiện nay. Nhưng để thực hiện nhanh hơn giải pháp này, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng rất cần được đẩy nhanh tốc độ giải ngân hơn nữa.

Ông Hồ Phi Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn cho rằng, bên cạnh tiếp tục chờ đợi cần có các giải pháp cụ thể hơn. "Có nhiều điều khoản ràng buộc và đưa ra những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được, không vay được vốn và sẽ không làm được. Nó liên quan đến phê duyệt tín dụng. Doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính, lãi, phải có vốn điều lệ bao nhiêu, đã từng làm những dự án nào và nhiều điều khoản khác".

Có thể bạn quan tâm

  • Nghịch lý nguồn cung bất động sản

    Nghịch lý nguồn cung bất động sản

    14:00, 23/05/2023

  • Còn đó “lực cản” bất động sản du lịch

    Còn đó “lực cản” bất động sản du lịch

    14:00, 21/05/2023

  • Đầu tư bất động sản Châu Á giảm mạnh trong quý 1/2023

    Đầu tư bất động sản Châu Á giảm mạnh trong quý 1/2023

    13:18, 21/05/2023

  • Bất động sản nghỉ dưỡng khó “đảo chiều”

    Bất động sản nghỉ dưỡng khó “đảo chiều”

    03:00, 21/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao gói tín dụng 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội chưa được giải ngân?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO