Vì sao nhiều tỉnh, thành chậm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho dân?

NGỌC THÁI 21/08/2021 09:46

Để ngăn chặn, giảm thiểu tối đa rủi ro do COVID-19 gây ra, chiến dịch tiêm chủng vaccine Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phát động từ 10/7/2021 nhưng đến nay các tỉnh, thành triển khai vẫn chậm.

Theo Bộ Y tế thì ngoài việc những tỉnh, thành có tốc độ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nhanh cho người dân thì không ít địa phương chậm triển khai thực hiện

Theo Bộ Y tế thì ngoài việc những tỉnh, thành có tốc độ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nhanh cho người dân thì không ít địa phương chậm triển khai thực hiện

Để lý giải nguyên nhân này, nhiều địa phương đã đưa ra các lý do khác nhau nhằm giải thích sự chậm trễ của mình nhưng về phía doanh nghiệp và người dân thì vẫn “dài cổ” chờ đợi hết lượt này đến lượt khác mà vẫn chưa thể tiếp cận, tiêm được vaccine phòng ngừa COVID-19.

Cụ thể, đến thời điểm trưa ngày 20/8, Bộ Y tế thông tin 10 tỉnh, thành phố tiêm chậm tính theo số mũi tiêm trên số vắc xin được phân bổ thực tế gồm: Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Thuận, Quảng Nam, Thái Bình, Hà Giang, An Giang, Kiên Giang, Nghệ An, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế.

Trong khi đó, Bộ Y tế cũng biểu dương 10 tỉnh, thành có tốc độ tiêm vaccine nhanh nhất theo số mũi tiêm trên số vắc xin được phân bổ thực tế gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bình Phước.

Cũng vào thời điểm nói trên, Bộ Y tế thông tin cả nước đã phân bổ, triển khai tiêm được 16,341,097 liều vaccine các loại. Chiến dịch tiêm chủng vaccine Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phát động đến nay tính đến nay đã hơn 01 tháng nhằm phấn đấu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất để đẩy lùi dịch COVID-19.

Vậy nhưng, theo như thông tin mà Bộ Y tế đưa ra thì nhiều tỉnh, thành vẫn xảy ra tình trạng chậm tiêm vaccine mặc dù số lượng liều đã được phân bổ qua các đợt.

Để lý giải cho lý do này, đại diện lãnh đạo nhiều tỉnh, thành đã viễn dẫn đủ mọi lý do khác nhau như do số liệu thông tin của Bộ Y tế không khớp với số liệu thực tế địa phương, do nguồn nhân lực phải tập trung chống dịch COVID-19, cơ sở vật chất không đáp ứng kịp…

Tình trạng này liên tục bị “tái diễn” ở nhiều tỉnh, thành trên địa bàn cả nước trong thời gian qua. Đơn cử như ngày 11/8, Bộ Y tế cũng đã nêu tên 8 tỉnh, thành có tiến độ tiêm chậm cho người dân gồm: Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hoá.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Chơn - Giám đốc CDC tỉnh Tiền Giang cho rằng do địa phương đang tập trung nguồn lực cho chống dịch COVID-19 nên tiến độ có hơi chậm lại.

Còn ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An (một trong 10 địa phương nằm danh sách chậm tiêm vaccine do Bộ Y tế công bố vào trưa ngày 20/8) thì cho rằng, lỗi do cập nhật số liệu lên cổng hệ thống của Bộ Y tế chậm chứ không phải Nghệ An có vaccine mà không tiêm cho người dân.

“Sở đang làm văn bản giải trình, giải thích về sự cố này gửi Bộ Y tế. Thực tế, Nghệ An đâu có nhiều vaccine để tiêm nhưng hệ thống phần mềm cập nhập số liệu chậm nên mới để xảy ra tình trạng nói trên” – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nói.

Chống dịch COVID-19 bằng các giải pháp mạnh tay, hiệu quả nhất nhưng chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa loại virus này cũng cần triển khai kịp thời, đúng đối tượng

Chống dịch COVID-19 bằng các giải pháp mạnh tay, hiệu quả nhất nhưng chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa loại virus này cũng cần triển khai kịp thời, đúng đối tượng

Nhiều tỉnh, thành cũng có những câu trả lời tương tự về việc vì sao lại nằm trong danh sách các địa phương chậm triển khai tiêm vaccine cho người dân.

Trong khi đó, khi được hỏi, không ít doanh nghiệp, người dân, thậm chí có những tố chức được ưu tiên tiêm vacine theo Nghị quyết số 21/NĐ-CP ngày 26/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 nhưng đến nay vẫn chưa được tiêm cận.

Vẫn biết là nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật hiện nay đang phải tập trung cho điều trị, chống dịch nhưng vấn đề tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cũng cần phải được quan tâm triển khai “nhanh hơn một bước”. Và, “virus trì trệ” trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Quốc gia đối với từng địa phương cần sớm được ngăn chặn, khắc phục kịp thời.

Bởi muốn đẩy lùi dịch COVID-19, sớm trở lại trạng thái bình thường mới để ổn định tình hình xã hội, khắc phục hậu quả, tạo đà phát phục hồi nền kinh tế thì chỉ có vaccine mới ngăn ngừa, phòng chống được loại virus này trong bối cảnh hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhận diện thách thức chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

    Nhận diện thách thức chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

    05:02, 20/08/2021

  • Tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 3 có cần thiết?

    Tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 3 có cần thiết?

    04:20, 20/08/2021

  • Việt Nam công nhận

    Việt Nam công nhận "hộ chiếu vaccine" của 44 nước

    20:00, 19/08/2021

  • Thử nghiệm thành công “hộ chiếu vaccine” - Kỳ vọng mở cửa đường bay quốc tế

    Thử nghiệm thành công “hộ chiếu vaccine” - Kỳ vọng mở cửa đường bay quốc tế

    11:00, 19/08/2021

  • Tiêm vaccine COVID-19, người dân nhận chứng thực điện tử sau 60 phút

    Tiêm vaccine COVID-19, người dân nhận chứng thực điện tử sau 60 phút

    09:40, 17/08/2021

  • Miễn dịch cộng đồng sau tiêm vaccine kéo dài bao lâu?

    Miễn dịch cộng đồng sau tiêm vaccine kéo dài bao lâu?

    21:13, 16/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao nhiều tỉnh, thành chậm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho dân?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO