Thương mại hai chiều Việt - Mỹ rất thịnh vượng nhưng đầu tư Mỹ tại Việt Nam chưa tương xứng với quan hệ nồng ấm. Vì sao?
>>Bắt cơ hội, hóa giải rủi ro xuất khẩu vào Mỹ
Tương phản với thương mại Việt - Mỹ, hơn 25 năm qua đầu tư Mỹ vào Việt Nam khoảng 9 tỷ USD, khá khiêm tốn so với quy mô 300 tỷ mà doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư ngoài lãnh thổ mỗi năm.
Hiện tượng này được giải thích là do khác biệt về văn hóa, lối sống dẫn đến lệch pha về thị hiếu tiêu dùng, thị trường. Bên cạnh đó sự xa cách về vị trí địa lý cũng là rào cản không nhỏ.
Tuy nhiên, nếu nhìn sang Trung Quốc, tương đương Việt Nam về văn hóa, thị hiếu, cùng khoảng cách địa lý với Mỹ nhưng vốn doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc lên tới con số vài trăm tỷ USD.
Đặc điểm dòng vốn Mỹ ưa thích những nơi phát triển, thu nhập cao, như châu Âu chiếm tới một nửa, Trung Đông chiếm 40%, châu Mỹ chiếm 19%. Tại Đông Nam Á nhà đầu tư Mỹ thường chọn Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines.
Tại Thượng đỉnh kinh doanh Việt - Mỹ, bà Virginia Foote, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội nhấn mạnh “Chúng tôi mong muốn và quan tâm tới vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam”.
Nếu mổ xẻ rốt ráo vấn đề này sẽ thấy rất nhiều mặt tối làm nản lòng nhà đầu tư Mỹ. Vấn đề đầu tiên là minh bạch, công khai tuy có cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu cao.
Ngọn ngành bắt đầu tư cơ chế, thủ tục hành chính đậm tính “xin cho” ở nhiều địa phương. Cụ thể là quy trình thẩm định hồ sơ đầu tư lòng vòng, qua nhiều cửa, “gặp gỡ” nhiều người, thậm chí “bôi trơn” mới xong - đây là điều tối kỵ với doanh nghiệp nước ngoài.
Tiếp đến, vấn nạn vi phạm bản quyền, vi phạm luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn phổ biến. Mỗi năm xảy ra hàng nghìn vụ, tập trung nhiều nhất ở các thành phố lớn, trung tâm kinh tế, đặc biệt liên quan đến sở hữu công nghiệp!
Mỹ sở hữu nhiều thương hiệu giá trị nhất thế giới, ví dụ Coca Cola được định giá cao hơn GDP hàng chục quốc gia. Yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp Mỹ và nền kinh tế số 1 thê giới chính là “sở hữu trí tuệ”.
Chính sự tuân thủ và thực thi bảo vệ, tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu trí tuệ là khởi nguồn, là động lực, là yếu tố then chốt nhất trong các yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công, hưng thịnh, hùng cường của nền kinh tế Mỹ.
Người Mỹ rất tuân thủ sở hữu trí tuệ nên rất sợ bị vi phạm bản quyền. Vì bản quyền, thương hiệu chính là tiền, là lợi nhuận, là sức mạnh chinh phục thị trường toàn cầu.
Việt Nam chưa nghiên cứu tường tận đặc điểm vốn đầu tư Mỹ, sở thích của doanh nghiệp Mỹ, giải quyết hai câu hỏi: Chúng ta cần gì ở Mỹ? Doanh nghiệp Mỹ cần gì ở chúng ta?
Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ mới ban hành hồi giữa tháng 2 là căn cứ có giá trị để Việt Nam nghiên cứu, chọn lựa lĩnh vực có thể mời gọi doanh nghiệp Mỹ.
Ví dụ, Mỹ nhấn mạnh đầu tư năng lượng “sạch” và trí tuệ nhân tạo. Ngay từ bây giờ các Bộ, ngành, địa phương nên đi trước một bước, chọn lựa và chăm sóc một vài lĩnh vực có tiềm năng, “dọn dẹp” sạch sẽ thông thoáng môi trường kinh doanh, đầu tư.
Có thể bạn quan tâm