Theo Cộng đồng Vi mạch Việt Nam, trung bình lương sau thuế trong năm đầu đi làm của kỹ sư thiết kế chip khoảng 220 triệu đồng (hơn 18 triệu/tháng) và sẽ tăng dần theo từng năm.
>>>Đào tạo nhân sự bán dẫn: Bắt đầu từ nhu cầu doanh nghiệp
Theo Tổ chức số liệu thương mại chất bán dẫn toàn cầu (WSTS), thị trường chất bán dẫn thế giới đạt mức tăng trưởng 13,1% trong năm 2024 với doanh thu kỷ lục là 588,36 tỷ USD. Con số này dự kiến tăng lên 990 tỷ USD vào năm 2030.
Quy mô thị trường mở rộng kéo theo nhu cầu lớn về nhân sự. Theo WSTS, dự báo thế giới cần khoảng 1 triệu lao động làm việc ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip.
Tại một số quốc gia phát triển, số lượng nhân sự trong ngành bán dẫn những năm tới cần tuyển dụng cũng rất lớn. Tại Mỹ, có thể sẽ thiếu hụt từ 70.000 - 90.000 lao động trong khi Hiệp hội ngành chất bán dẫn của Nhật Bản dự đoán, mỗi năm các doanh nghiệp sẽ thiếu hụt khoảng 1.000 nhân lực chất lượng cao.
Đi cùng với nhu cầu việc làm lớn, mức lương các nhân sự làm việc trong ngành bán dẫn cũng khá hấp dẫn. Chẳng hạn tại Mỹ, mức lương trung bình của kỹ sư bán dẫn là khoảng 8.500 USD/tháng; tại nhà sản xuất chip Tokyo Electron của Nhật Bản, sinh viên ngành bán dẫn mới ra trường có thể làm việc ngay và nhận về khoảng 305.000 yên (gần 2.200 USD/tháng) .
Còn thống kê của Cơ quan giáo dục Đài Loan, kỹ sư bán dẫn có bằng cử nhân nhận lương khởi điểm khoảng 38.000 - 42.000 Đài tệ/tháng (25 - 33 triệu đồng). Cùng vị trí này nhưng có bằng thạc sĩ, người lao động có thể nhận 33 - 37 triệu đồng hoặc 46 - 55 triệu đồng nếu có bằng tiến sĩ.
Tại Việt Nam, bán dẫn cũng đang là ngành “hot” do nhu cầu nhiều nhưng nhân sự thiếu. Hai năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của chuỗi sản xuất chip toàn cầu từ các công ty Mỹ, Hàn Quốc như Amkor Technology, Hana Micron Vina…
Theo số liệu của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam, trung bình lương sau thuế trong năm đầu đi làm của kỹ sư thiết kế chip là gần 220 triệu đồng (hơn 18 triệu/tháng) và sẽ tăng dần qua từng năm. Với 5 năm kinh nghiệm, người làm công việc này có thu nhập trên 330 triệu đồng một năm.
>>>Cách huy động nhân tài bán dẫn của một "ông lớn" Mỹ
Do thiếu nhân sự nên các doanh nghiệp nước ngoài đã tìm đến Việt Nam như điểm đến tuyển dụng nhân sự. Mới đây, một đoàn gồm 19 doanh nghiệp, đại học Đài Loan đến Việt Nam để phỏng vấn sinh viên cho chương trình cao học hoặc thực tập với nhiều hỗ trợ.
Trước nhu cầu nhân sự lớn như vậy, nhiều viện, trường đại học tại Việt Nam đã mở chuyên ngành đào tạo về bán dẫn, tổ chức các khóa học chuyển đổi từ các ngành có liên quan sang làm việc chuyên sâu.
Từ góc độ nhà tuyển dụng, ông Trần Nhàn - đồng sáng lập kiêm Giám đốc kỹ thuật công ty Nanochap Electronics cho biết: Nanochap đang sở hữu nhiều con chíp đã thực hiện hoàn chỉnh từ ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm. Cách đây hơn 1 năm, khi thành lập văn phòng tại TP Hồ Chí Minh và tuyển dụng nhân sự, Nanochap mong muốn đội ngũ tại Việt Nam sẽ thực hiện được sản phẩm hoàn thiện và hoàn chỉnh tương tự như vậy.
Nanochap tại Việt Nam đã tuyển được 10 kỹ sư từ nhiều hồ sơ ứng tuyển. Sau khi trực tiếp tuyển dụng và làm việc cùng nhau, ông Trần Nhàn đánh giá kỹ sư Việt Nam có thể nắm bắt, thực hiện công việc trong quy trình của doanh nghiệp nhưng mỗi người chỉ làm được một khâu. Do đó, đến nay, doanh nghiệp vẫn thiếu nhân sự có thể làm chuyên sâu, cần có nhiều kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm được tích luỹ.
Vì vậy, ông Trần Nhàn đề nghị các viện, trường đại học cần mở rộng đào tạo chuyên sâu hơn để khi ra trường, các kỹ sư có kiến thức nền tảng tốt hơn, nắm bắt cơ hội việc làm nhanh hơn. Trong quá trình đào tạo, cần gắn kết chương trình với thực hành tại doanh nghiệp; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn của các chuyên gia người Việt đang làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới.
Ông Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng trường Điện - Điện tử (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, để có nhiều thêm nhiều kỹ sư xuất sắc có đủ khả năng căn bản để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các tập đoàn lớn toàn cầu, trường Điện - Điện tử đang thực hiện theo 2 từ khoá.
Thứ nhất, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn trong nước, quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo thực hành tại doanh nghiệp.
Thứ hai, quốc tế hoá thông qua hợp tác với một số viện, trường hàng đầu tại một số quốc gia phát triển góp phần nâng cao trình độ cho cả giảng viên và sinh viên. Tới đây, trường phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn tại Hàn Quốc, Đài Loan mở chương trình đào tạo thạc sỹ, kỹ sư chuyên sâu thiết kế vi mạch.
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược bán dẫn của Singapore (Kỳ I): "Bước đi" khác người
04:00, 24/07/2024
Chiến lược bán dẫn của Singapore (Kỳ II): Củng cố lợi thế sẵn có
03:08, 25/07/2024
Việt Nam cần ưu đãi thuế và vốn phát triển sản xuất chip bán dẫn
10:55, 01/07/2024
Chuyên gia hàng đầu Mỹ làm cố vấn phát triển công nghiệp bán dẫn
12:27, 28/06/2024
Mở rộng hợp tác phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn
02:00, 25/06/2024
Chính sách về phát triển ngành chíp bán dẫn
17:35, 24/06/2024
Đâu là mấu chốt của ngành bán dẫn?
03:30, 12/06/2024
Sự bùng nổ của các công ty bán dẫn trong cơn sốt AI
03:10, 09/06/2024
Việt Nam có cơ hội tham gia sâu lĩnh vực bán dẫn
11:23, 06/06/2024
Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam trong hệ sinh thái bán dẫn?
02:00, 06/06/2024
Điểm nghẽn nhân lực trong cuộc đua bán dẫn
03:00, 31/05/2024