VIỆC TỬ TẾ: Những người trẻ “giải cứu” bạt nhựa

Diendandoanhnghiep.vn Ba cô gái Trần Kiều Anh, 38 tuổi, Hoàng Diệu Thảo Trang, 28 tuổi và Ông Tú Quân, 26 tuổi ở Bình Thạnh cùng nhau lập một thương hiệu balo, túi xách “made in Việt Nam” từ bạt tái chế vào tháng 3/2020.

'Dòng qua dòng lại, đỡ hại môi trường'  là thông điệp về sản phẩm tái chế từ bạt nhựa của nhóm bạn trẻ tại TP.HCM. “Dòng dòng” là phát âm miền Nam cho từ “vòng vòng”, ngụ ý kiểu bạn bè chiều cuối tuần đi dạo vòng vòng phố xá, cũng là cách những chiếc bạt nhựa đi một vòng thành chiếc túi tái chế đeo trên vai. 

Được biết Kiều Anh và Trang từng làm trong lĩnh vực thiết kế website, ứng dụng di động. Nhiều lần nghe bạn bè “phàn nàn” về việc những tấm bạt hiflex làm banner quảng cáo, băng rôn sự kiện… sau khi sử dụng bị thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường nên hai cô gái tìm cách giải quyết vấn đề này. “Do công việc thường sử dụng balo đựng laptop đi làm nên tụi bắt đầu với việc thử nghiệm may balo”, Kiều Anh chia sẻ.

3 cô gái của ý tưởng

3 cô gái của ý tưởng "dòng qua dòng lại đỡ hại môi trường" (từ trái sang: Tú Quân, Thảo Trang, Kiều Anh)

Do công việc thường sử dụng balo đựng laptop đi làm nên tụi bắt đầu với việc thử nghiệm may balo. Sau thành công của balo, nhóm bạn trẻ mở rộng danh mục sản phẩm sang ví, thẻ đeo bảng tên,...

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao", trong khi Kiều Anh và Thảo Trang đảm nhận chính công việc thiết kế thì Tú Quân đảm nhận việc kinh doanh, quan hệ khách hàng. “Chúng mình tận dụng “vốn tự có” để giảm chi phí thuê người. Những gì tự làm được, chúng mình đều tìm tòi để chủ động làm. Hiện nhân lực của Dòng Dòng tất cả chỉ có 10 người”, Kiều Anh chia sẻ.

Sau hơn 1 năm "giải cứu" bạt nhựa, hiện sản phẩm của 3 cô gái trẻ ngoài được bán online cũng đã có mặt ở 8 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và xuất khẩu sang Anh theo đơn đặt hàng. Mỗi tuần, xưởng sản xuất từ 100 – 200 món hàng.

Ngoài nguồn bạt cũ từ các cửa hàng, nhóm bạn còn liên hệ các tiệm lắp bạt cho các hộ gia đình, có khi còn phải đến vựa ve chai để xin thu mua bạt cũ. Đôi khi công việc “giải cứu” bạt cũ này còn được các bạn gọi đùa là các chuyến…móc bạt, như nghề móc bọc, nhặt ve chai.

Các sản phẩm màu sắc của Dòng Dòng Sài Gòn

Các sản phẩm màu sắc của Dòng Dòng Sài Gòn

Bạt thu về được các bạn tẩy rửa sạch sẽ bằng các vật liệu an toàn cho môi trường và sức khoẻ, như baking soda, giấm ăn, cồn sát trùng… Những vết sờn, vết xước được giữ nguyên để tấm bạt nhựa được “kể” tiếp câu chuyện của mình.

Ba tháng đầu “làm quen” với người bạn mới này, cả nhóm không có chuyên môn về những công đoạn để hoàn thiện một chiếc balo nên cứ loay hoay, hư cái này, hỏng cái kia. Nhưng bằng sự tâm huyết, qua thời gian mọi thứ cũng dần được hoàn thiện.

“Qua nhiều tháng, chúng mình cùng cân chỉnh túi mẫu, từ chất liệu, kích thước, phân ngăn cho đến những chi tiết nhỏ như khoảng cách đường chỉ. Bên cạnh đó, bạt nhựa cứng hơn vải may thông thường nên chiếc balo của Dòng Dòng cũng có hình vuông độc đáo. Khi may, người thợ phải nương theo chất liệu đặc biệt này để cho ra những sản phẩm đặc biệt không bị nhăn”, Kiều Anh kể.

Các công đoạn may thành phẩm được thực hiện thủ công, tỉ mỉ để hạn chế tối đa bạt vụn. Và khi sản phẩm được giao đến khách hàng cũng được đóng gói trong bao bì may bằng chất liệu hiflex (loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa, có thể chịu được nắng mưa, co giãn tốt) tái chế từ banner sự kiện hoặc quảng cáo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VIỆC TỬ TẾ: Những người trẻ “giải cứu” bạt nhựa tại chuyên mục Người tốt - việc tốt của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713876205 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713876205 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10