[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] EVFTA và cơ hội của nền công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam chỉ còn 10 năm trong thời kỳ dân số vàng nếu không tranh thủ được thời cơ này sẽ tiếp tục lỡ hen mục tiêu công nghiệp hóa.

Nền công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Nền công nghiệp của Việt Nam đã tiến một bước dài kể từ thập niên 1990, đến nay đã có những thành tựu nhất định, tuy nhiên nếu nhìn vào thực trạng hiện tại có thể nói là các sản phẩm công nghiệp của chúng ta mới phát triển thiên nhiều về lượng và chủ yếu vẫn nằm ở khâu có hàm lượng giá trị gia tăng thấp.

Giá trị gia tăng của hàng hóa công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) mới đạt được khoảng 20% và chủ yếu vẫn dừng ở khâu trung nguồn chứ chưa tiệm cận được các khâu có hàm lượng giá trị cao về chất từ các khâu hạ nguồn và thượng nguồn.

Ở các nước đã có nền công nghiệp thành công tham chiếu khu vực Đông Bắc Á như trường hợp: Nhật Bản, Hàn Quốc thì ở vào giai đoạn cuối của thời kỳ dân số vàng, có tỉ lệ giá trị công nghiệp trên GDP phải lên tới trên 30%.

Kinh nghiệm cho thấy các nước công nghiệp đều dựa vào dân số vàng làm trợ lực chính cho phát triển nền công nghiệp. So với ngành dịch vụ và nông nghiệp thì công nghiệp có những lợi điểm và đóng góp phần chủ yếu vào tăng trưởng trong dài hạn cho năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).

Ưu điểm của lĩnh vực công nghiệp có thể nhanh chóng áp dụng các tiến bộ đột phá về khoa học công nghệ cho các ngành có tiềm năng đạt được tính thương mại ở quy mô và thặng dư lớn góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế bứt phá mạnh hơn. Do đó phát triển công nghiệp phải được coi là điều kiện tiên quyết thúc đẩy phát triển kinh tế cất cánh thành công.

Việt Nam cần tận dụng thời kỳ dân số vàng còn khoảng 10 năm nữa

Việt Nam cần tận dụng thời kỳ dân số vàng còn khoảng 10 năm nữa

Với những tiến bộ về khoa học công nghệ đang diễn ra nhanh chóng đã khai sinh ra một số ngành nghề hoàn toàn mới như: Nền kinh tế chia sẻ, IoT, Fintech, Flatform… đã làm thay đổi cấu trúc thị trường lao động theo chiều hướng dịch chuyển sang các ngành nghề có thu nhập cao hơn và cũng đồng thời cũng gây nên dư thừa một lượng lao động đã không bắt kịp với xu hướng dịch chuyển của làn sóng công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh thị trường thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại do có sự tác động từ các nguy cơ khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh và có dấu hiệu của sự bão hòa (theo chu kỳ kinh tế).

Một mặt lại phải cạnh tranh mạnh với các nước trong khu vực có cùng lợi thế về nhân công và chi phí như nước ta. Với sự xuất hiện các ngành nghề mới khi tác động của cách mạng kỹ thuật số, cách mạng công nghệ 4.0 là tự động hóa trong sản xuất ngày một nhanh hơn, công nghiệp sẽ không thu hút nhiều lao động như trước.

Nếu không sớm tranh thủ phát triên các lĩnh vực có hàm lượng giá trị cao thì không những nền công nghiệp có nguy cơ tụt lại, mà ngay cả tăng trưởng chung cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng càng xuất khẩu thì Việt Nam càng có nguy cơ bị phụ thuộc vào các sản phẩm trung gian đầu vào nhập khẩu từ các nước khác.

Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới công bố Thống kê cho thấy giá trị gia tăng ở nước ngoài chiếm tới gần một nửa (48%) trong kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam vào năm 2015.

Trong khi năm 2005, mức độ tùy thuộc giá trị gia tăng ở nước ngoài là 42%, cho thấy trong thời gian qua, Việt Nam càng tiến hành công nghiệp hóa càng tùy thuộc vào giá trị phát sinh từ nước ngoài. Doanh nghiệp FDI chiếm tới khoảng 50% sản lượng công nghiệp và khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu.

Theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2019 (Global Innovation Index 2019) được thực hiện bởi tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Việt Nam được xếp đầu bảng về chỉ số đổi mới sáng tạo trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp.

Nền công nghiệp Việt Nam đã có thời gian dài kết hợp liên doanh với các doanh nghiệp FDI chủ yếu sản xuất để tiêu thụ ở thị trường nội địa (điển hình là ngành ô tô, điện tử…).

Do đó để giảm sự tương thuộc vào các doanh nghiệp FDI thì vai trò của các doanh nghiệp là rất lớn muốn vậy chúng ta cần cải thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các công ty tham gia đầu tư vào những ngành có hàm lượng giá trị cao.

Đồng thời có khả năng mở rộng quy mô và biên lợi nhuận đạt được thặng dư lớn, tiết giảm các chi phí cũng như thủ tục hành chính, đặc biệt là những doanh nghiệp có khả năng khai thác và thương mại hóa cao.

Với khuynh hướng áp dụng khoa học công nghệ cao đang chuyển biến nhanh sẽ có một lượng các dây chuyền công nghệ có chi phí giá thành rẻ đổ về các nước có lợi thế tương tự như nước ta nên các lợi thế về nhân công và chi phí thấp sẽ dần bị khỏa lấp.

Do đó, công cuộc công nghiệp hóa của những nước đi sau như Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại. Điều này khiến Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa vừa sâu vừa rộng mới thu hút lực lượng lao động dư thừa, vừa phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao, tiến tới giảm dần khỏi các ngành chỉ dựa vào lao động đơn thuần.

Khai thác EVFTA là thời cơ vàng cho Việt Nam

Mới đây Ủy ban Thương mại châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và EVIPA. Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam chớp thời cơ tranh thủ có những định hướng chiến lược.

Cơ hội lựa chọn thu hút các doanh nghiệp đang sở hữu các công nghệ nguồn và công nghệ lõi thuộc hàng tốt nhất trên thế giới đầu tư vào Việt Nam và mở rộng trao đổi chuyển giao cho các doanh nghiệp trong nước với chi phí thấp hơn các nước trong khu vực chưa có ký hiệp định EVFTA.

EVFTA là cơ hội nhưng thử thách không hề ít

EVFTA là cơ hội nhưng thử thách không hề ít

Để đón nhận được cơ hội này nhằm tạo đòn bẩy kích hoạt cho nền công nghiệp cất cánh thành công chúng ta cần:

  1. Sớm kiện toàn thị trường trao đổi các sản phẩm khoa học công nghệ có hiệu quả.
  2. Kết nối với các trung tâm khoa học đổi mới sáng tạo như: Berlin, Frankfurt, Helsinki, Stockholm…
  3. Liên kết đào tạo nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng với những thay đổi của ngành công nghiệp 4.0.
  4. Thiết lập hệ sinh thái khởi nghiệp hấp dẫn để thu hút các công ty khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời quy tụ các quỹ đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm… tiến tới xây dựng thành trung điểm kết nối đầu tư của khu vực.
  5. Tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm linh phụ kiện sang các nước có chính sách ưu đãi thuế.

Làn sóng công nghiệp trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nếu chúng ta không tranh thủ được thời cơ tốt từ lợi thế đang sở hữu thế hệ dân số vàng chỉ còn khoảng 10 năm nữa thì Việt Nam chúng ta sẽ có nguy cơ bỏ qua cơ hội để hiện thực hóa tham vọng trở thành một nước công nghiệp trong vài thập kỷ tới đây và tụt xa hơn nữa với phần còn lại của các nước có nền công nghiệp phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] EVFTA và cơ hội của nền công nghiệp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714155491 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714155491 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10