Xuất siêu 6 tháng đầu năm nay đột biến cao hơn so với cùng kì năm trước 1,7 tỉ USD là điểm được chú ý trong dữ liệu liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay (29/6).
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 41,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 41,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%.
Lý giải về điều này, Tổng cục Thống kê cho biết, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hoá tháng 6 ước tính thặng dư 500 triệu USD nâng mức thặng dư trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 4 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,2 tỷ USD.
Mức thặng dư này cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm, khi nửa đầu năm 2019 Việt Nam chỉ xuất siêu 1,7 tỷ USD.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước. Trong quý II/2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 57,68 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3% so với quý I năm nay; có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,9% tổng trị giá nhập khẩu.
Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 117,17 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,55 tỷ USD, tăng 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,62 tỷ USD, giảm 5,4%; có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 5 xuất siêu 1 tỷ USD; 5 tháng xuất siêu 3,5 tỷ USD; tháng 6 ước tính xuất siêu 500 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,7 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,2 tỷ USD.
Bộ Công Thương đặc biệt đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020 được kỳ vọng mở ra một cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới.
Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế lớn dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu khiến Việt Nam tiếp tục có thặng dư thương mại ở mức cao. Ở trên một góc độ nào đó, đây đúng là điều đáng mừng, bởi xuất siêu sẽ tác động tích cực tới tỷ giá, tới dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng, xuất siêu lớn là điều đáng lo.
Lý do là vì, do sản xuất đình trệ bởi tác động của dịch bệnh COVID-19, nên các doanh nghiệp nhập khẩu ít hơn các loại nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất - kinh doanh. Đây đúng là một thực tế cần tính tới và cần tiếp tục theo dõi trong những tháng tới.
Có thể bạn quan tâm
12:04, 01/06/2020
11:02, 12/03/2020
18:03, 30/12/2019
11:00, 13/12/2019
00:00, 14/11/2019
00:35, 08/11/2019
00:08, 03/09/2019