Ông Đặng Ngọc Hòa Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho rằng nếu giá vé máy bay thấp thì tất cả các hãng hàng không đều yếu sau dịch COVID-19.
Trong khi các chuyên gia đánh giá đề xuất áp giá sàn vé máy bay là không phù hợp, thiếu công bằng thì chủ tịch Vietnam Airlines cho rằng việc đưa ra mức giá vé máy bay không quá thấp để đảm bảo an toàn hàng không.
Sáng 27/9, Văn phòng Quốc hội tổ chức buổi tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về kinh tế- xã hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Ngọc Hòa Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines khẳng định năm 2020, 2021 ngành hàng không gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Thậm chí đến tháng 7 và tháng 8/2021 dường như không có chuyến bay thương mại nào.
Hiện nay, các hãng hàng không của Việt Nam có 250 máy bay đang đậu ở các sân bay. Chính vì thế, bất kỳ khi nào thị trường có khả năng bay, thì các hãng hàng không đều cho máy bay bay và đưa ra giá vé chủ yếu để đỡ hỏng máy bay, giá vé còn thấp hơn giá vé xăng dầu của một chuyến bay.
Tuy nhiên vẫy phải bay, vì nếu không bay thì không có chỗ đậu, không bay thì gọi là máy bay hỏng, và có ít dòng tiền để trợ giúp hãng hàng không.
Với giá vé thấp như thế, ông Đặng Ngọc Hòa đánh giá: thứ nhất liên quan đến an toàn hàng không. Hiện nay, an toàn hàng không là tiêu chuẩn cực kỳ cao. Nếu các hãng hạ giá vé máy bay chỉ thấp hơn cả giá vé xăng dầu của một chuyến bay thì ảnh hưởng đến chi phí về an toàn hàng không là rất lớn. Nếu có sự cố an toàn xảy ra không chỉ từng hãng ảnh hưởng mà toàn bộ quốc gia.
“Chúng ta đã thấy rồi, như Indonesia, khi họ có một số hãng hàng không hạ giá vé máy bay thấp thì họ bị châu Âu và Mỹ cấm vận bay luôn và rất nhiều tai nạn. Cũng chính Indonesia đã đưa ra một cái giá vé máy bay không để thấp quá nhằm đảm bảo an toàn…”- ông Hòa dẫn chứng.
Thứ hai, theo ông Hòa giá vé máy bay thấp thì tất cả các hãng hàng không đều yếu. Vietnam Airlines rất lo ngại sau khi dịch phục hồi thì sức khỏe của các hãng hàng không đủ để cạnh tranh với nhau, chứ chưa nói gì chuyện ra khu vực và quốc tế.
“Tất nhiên, vé máy bay này có ảnh hướng đến bà con đi lại nhưng nhiều nước đã áp dung giá sàn này rồi. Như Trung Quốc cách đây mấy năm họ cũng đã khống chế giá sàn, Ấn độ cũng vậy, Indonesia vừa nêu rồi…”- ông Hòa nói.
Về đề xuất áp giá sàn vé máy bay, chủ tịch Vietnam Airlines cho biết năm 2020 và 2021, giá vé máy bay giảm còn 40% so với năm 2018 và 2019, khi mà tất cả các hãng hàng không đều không phải tạm dừng các chặng bay.
Thực tế đến giờ, có khoảng 250 máy bay của các hãng đều nằm ở các sân bay, "thậm chí không còn đủ chỗ đậu".
"Bất kỳ khi nào thị trường có khả năng bay thì các hãng hàng không đều cho máy bay bay và đưa ra giá vé chủ yếu để đỡ hỏng máy bay, giá vé còn thấp hơn giá vé xăng dầu của một chuyến bay. Tuy nhiên vẫn phải bay, vì nếu không bay thì không có chỗ đậu, không bay thì máy bay hỏng, và để có ít dòng tiền trợ giúp hãng hàng không" - ông Hòa nói.
Với mức giá vé máy bay "thấp như hiện nay", theo ông Hòa, cũng làm ảnh hưởng đến an toàn hàng không trong khi đây là tiêu chuẩn cực kỳ cao. Do đó, nếu các hãng hạ giá vé mà thấp hơn cả giá xăng dầu cho một chuyến bay sẽ ảnh hưởng đến chi phí an toàn hàng không, nguy cơ sự cố an toàn hàng không và ảnh hưởng tới quốc gia.
Ông dẫn chứng, Indonesia có một số hãng hàng không hạ giá vé máy bay nên đã bị châu Âu và Mỹ cấm vận bay và xảy ra tai nạn. Do đó, nước này đã đưa ra mức giá vé máy bay không quá thấp để đảm bảo an toàn hàng không.
Chưa kể, việc hạ giá vé máy bay khiến cho "tất cả các hãng hàng không đều yếu", dẫn tới lo ngại sau khi dịch phục hồi thì sức khỏe của các hãng hàng không không đủ để cạnh tranh.
"Tất nhiên giá vé máy bay này là có ảnh hưởng đến bà con đi lại. Nhưng nói chung là ảnh hưởng chung đến xã hội, nếu phá sản cũng ảnh hưởng chung nguồn lực xã hội. Nhiều nước đã áp dụng giá này rồi, như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia" - ông Hòa nêu.
Cuối tháng 8, Cục Hàng không đề nghị Bộ GTVT áp giá sàn vé máy bay tối thiểu 320.000 đồng/vé. Thời gian thực hiện chính sách là 12 tháng (từ 1-11-2021 hết ngày 31-12-2022). Nếu được thông qua, hành khách không còn được sở hữu giá vé 0 đồng như hiện nay.
Theo quan điểm của Cục Hàng không, chính sách này áp dụng mang tính khẩn cấp, tạm thời nhằm giải quyết khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Việc áp giá sàn này được hãng Vietnam Airlines nhiều lần đề xuất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc áp giá sàn là triệt tiêu tự do cạnh tranh của doanh nghiệp, gây phương hại đến quyền lợi của người tiêu dùng và quay lại thời kỳ bảo hộ.
Có thể bạn quan tâm
Vietnam Airlines phát hành 800 triệu cổ phiếu
17:40, 23/09/2021
Cổ phiếu Vietnam Airlines lấy đà cất cánh
05:15, 14/09/2021
Vietnam Airlines thực hiện hai chuyến bay công dân từ Hoa Kỳ về nước
14:32, 12/09/2021
Vietnam Airlines thử nghiệm thành công hộ chiếu sức khỏe điện tử
16:00, 12/08/2021
Quy định thời hạn tái cấp vốn lãi suất 0 đồng cho Vietnam Airlines
04:26, 23/07/2021
Chở hàng - Niềm hi vọng của Vietnam Airlines
03:08, 17/07/2021