Vĩnh Long: Tạo nền tảng để khôi phục kinh tế, phát triển bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời, năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng khôi phục tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2021 – 2025).

>> Động lực phát triển mới của Vĩnh Long

Ông Lữ Quang Ngời - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long

Ông Lữ Quang Ngời -
Phó Bí thư Tỉnh uỷ,
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long

Năm 2021, tỉnh Vĩnh Long phải đối mặt với nhiều khó khăn chưa từng có trong tiền lệ. Cả hệ thống chính trị phải căng mình ứng phó với đại dịch COVID-19 và những tác động nghiêm trọng của nó đến mọi mặt kinh tế - xã hội của địa phương. Từ những thách thức đó đã cho thấy sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến chống dịch, nhằm sớm phục hồi, đưa nền kinh tế phát triển trở lại.

- Trong bối cảnh chung ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo ông, đâu là điểm sáng trong “bức tranh” phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?
 

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lần đầu tiên Vĩnh Long ghi nhận kinh tế tăng trưởng âm, với mức giảm 1.05%. Kết quả năm 2021, tỉnh có 11/21 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt được mục tiêu đề ra, trong đó phần lớn là các chỉ tiêu về kinh tế. Tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ lao động thất nghệp chiếm 2.9%. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại nhưng công suất và năng lực còn hạn chế.

Tuy nhiên, trước những khó khăn, thách thức mới chưa từng có do đại dịch COVID-19, bức tranh kinh tế của tỉnh vẫn có những gam màu sáng với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng hành, chia sẻ của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Kết thúc năm 2021, kinh tế của tỉnh có những chuyển biến tích cực, nhất là chuỗi sản xuất không bị đứt gãy, sản xuất nông nghiệp ổn định, tiếp tục là nền tảng cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; môi trường sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020 xếp hạng 6/63 tỉnh, thành trong cả nước. Đến nay, tỉnh đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân. Đây chính là cơ sở, là nền tảng quan trọng để năm 2022 kinh tế của tỉnh sẽ phục hồi trong bối cảnh bình thường mới.

>> Vĩnh Long sẵn sàng đón “đại bàng”

>> Vĩnh Long sẽ xử lý dứt điểm dự án nhà máy rác “đắp chiếu” vào 30/5/2021.

- Xin ông cho biết, các giải pháp để chủ động thích ứng an toàn, hiệu quả, phục hồi phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2022 của tỉnh Vĩnh Long?

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng khôi phục tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm (2021 – 2025). Theo dự báo, dịch COVID-19 có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, do đó để có thể đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6% của năm 2022, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Long sẽ kiên định thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội một cách linh hoạt và hiệu quả.

Cầu Mỹ Thuận, tỉnh Vĩnh Long là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, nối 2 bờ sông Tiền ở hai tỉnh Vĩnh Long -Tiền Giang.

Cầu Mỹ Thuận, tỉnh Vĩnh Long là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, nối 2 bờ sông Tiền ở hai tỉnh Vĩnh Long -Tiền Giang.

Hiện nay, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phục hồi kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và đang tập trung thực hiện. Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với trọng tâm là tăng cường đối thoại, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, tiết giảm chi phí, tại điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là về nhu cầu lao động, thủ tục đầu tư, xây dựng, tiếp cận chính sách ưu đãi đầu tư...

Ngoài ra, song song với phát triển kinh tế, tỉnh sẽ huy động tối đa các nguồn lực để chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là các đối tượng bị tác động bởi dịch COVID-19 và lực lượng tuyến đầu chống dịch, bảo đảm kịp thời, thực chất và hiệu quả. Vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt Phương án Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, an sinh xã hội nhằm góp phần khắc phục, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, với mục tiêu phấn đấu trong năm 2022 sẽ giải quyết việc làm mới cho hơn 20.000 lao động, trong đó lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.700 người. Mặt khác, tỉnh sẽ đẩy mạnh đào tạo và kết nối cung cầu thị trường lao động, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút, tuyển dụng lực lượng lao động quay trở lại làm việc, góp phần đẩy nhanh tiến trình phục hồi hoàn toàn hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Long: Tạo nền tảng để khôi phục kinh tế, phát triển bền vững tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714104474 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714104474 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10