Vĩnh Phúc: Cải cách hành chính để nâng hạng chỉ số Tiếp cận đất đai

Diendandoanhnghiep.vn Nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, ngành TNMT tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao PCI của tỉnh năm 2022.

>> PCI 2021: Sự trở lại Top 10 ấn tượng của Vĩnh Phúc trên bảng xếp hạng

Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển mạnh mẽ (Ảnh: internet)

Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển mạnh mẽ (Ảnh: internet)

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Kim Tuấn – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Tuấn chia sẻ, trước thực trạng pháp luật về đất đai chưa có quy định cụ thể trường hợp dự án nào thực hiện theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp nào thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Nhà ở,... gây nhiều lúng túng cho các cơ quan khi lựa chọn các hình thức triển khai dự án đầu tư. Việc tạo quỹ đất "sạch" (đất đã được giải phóng mặt bằng) để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện các dự án còn nhiều vướng mắc. Nội dung này, hiện mới quy định cho Tổ chức Phát triển quỹ đất thực hiện nhưng chưa có quy định về trình tự, thủ tục, nguồn vốn để thực hiện, trong khi tỉnh Vĩnh Phúc chưa thành lập Tổ chức Phát triển quỹ đất.

Bên cạnh đó, pháp luật chưa giải quyết được các hạn chế trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đối với các dự án phát sinh trong kỳ quy hoạch, trong khi điều kiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hết sức khó khăn do bị ràng buộc bởi các hệ thống chỉ tiêu các loại đất. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã gặp phải vướng mắc này với các dự án giao thông, các dự án hạ tầng điện và một số dự án đô thị, KCN phát sinh trong kỳ quy hoạch.

Đặc biệt thời gian qua, một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp khó khăn trong công tác GPMB; thủ tục về đầu tư hạ tầng KCN còn kéo dài, dẫn đến thiếu đất “sạch” để các nhà đầu tư có thể nghiên cứu, tìm địa điểm thực hiện dự án; trình tự thực hiện dự án có sử dụng đất ngoài KCN tương đối phức tạp, phải thực hiện thoả thuận chuyển nhượng, góp vốn với các hộ gia đình, cá nhân... dẫn tới chỉ số “Tiếp cận đất đai” của Vĩnh Phúc bị tụt giảm. Sở TNMT tỉnh Vĩnh Phúc – cơ quan chủ trì đã và đang đề ra nhiều giải pháp để cải thiện chỉ số này trên bảng xếp hạng, đưa PCI của tỉnh Vĩnh Phúc tăng hạng trong thời gian tới.

Khu công nghiệp Khai Quang trên địa bàn TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: VPID)

Khu công nghiệp Khai Quang trên địa bàn TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: VPID)

Để làm được điều này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Sở Tài nguyên và Môi trường nói riêng đã và đang tích cực quan tâm đến công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu đưa PCI được cải thiện trong năm 2022.

Chúng tôi hiểu rằng, doanh nghiệp muốn đến với Vĩnh Phúc, điều đầu tiên họ cần chính là đất; chính quyền địa phương có đất để thu hút các doanh nghiệp đến với tỉnh mình. Vì vậy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định phải có trong tay nguồn đất sạch để cung cấp cho doanh nghiệp. Đây là vốn đối ứng rất lớn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư. Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chính sách đền bù GPMB tạo điều kiện thỏa đáng cho người dân, để người dân đồng thuận giao lại đất cho chính quyền để thực hiện thu hút đầu tư, chuyển đổi phát triển kinh tế - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành

Theo đó, Sở TNMT đã xây dựng và hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông 131 thủ tục, trong đó có 130 thủ tục được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và 01 thủ tục được tiếp nhận và trả kết quả tại Sở. Các TTHC đã được UBND tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ ứng dụng trên phần mềm một cửa dịch vụ công trực tuyến VNPT igate để kiểm soát qui trình giải quyết hồ sơ. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết TTHC nhất là lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận QSDĐ Giám đốc Sở TNMT đã thành lập Đoàn kiểm tra nội bộ để đề xuất ngay các biện pháp giải quyết đối với các hồ sơ phức tạp.

>>> Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Theo ông Nguyễn Kim Tuấn, để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các phòng, đơn vị, Sở đã đưa kết quả giải quyết TTHC vào các cuộc họp giao ban hàng tuần, hàng tháng, đánh giá kết quả công việc bằng sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, bình xét hằng năm và là căn cứ thực hiện điều động, sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức. Để cải thiện điểm số CCHC năm 2022, Sở đã xây dựng kế hoạch thực hiện, giao nhiệm vụ cho từng phòng từng đơn vị. Đánh giá nguyên nhân mất điểm từng tiêu chí trong Bộ chỉ số Cải cách hành chính và yêu cầu các phòng, đơn vị phải xác định rõ các chỉ tiêu cần đạt được, thời gian, tiến độ thực hiện và quy trách nhiệm người đứng đầu. Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, những dự án trọng tâm trọng điểm mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, phối hợp và chung tay cùng các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh. Khuyến khích doanh nghiệp cơ cấu sản xuất, kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, trong đó chú trọng các yếu tốt bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Cải cách TTHC được ngành TNMT Vĩnh Phúc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu nhằm nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (Ảnh: Duy Phương)

Cải cách TTHC được ngành TNMT Vĩnh Phúc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu nhằm nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (Ảnh: Duy Phương)

Bên cạnh đó, để cải thiện chỉ số Tiếp cận đất đai, chỉ số Đăng ký tài sản và chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai, ngành TNMT tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lập kế hoạch số hóa và lưu trữ hồ sơ địa chính ở dạng số để đưa vào khai thác sử dụng tại các Văn phòng Đăng ký đất đai; ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và công khai kết quả xử lý trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Với quyết tâm nâng hạng chỉ số PCI, Sở TNMT Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, các huyện thành phố về lĩnh vực đất đai. Lãnh đạo Sở TNMT luôn tham dự đầy đủ các buổi Cà phê doanh nhân chiều thứ 6 với chủ đề “Gặp gỡ doanh nhân hàng tuần, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”. Từ đó, trả lời và giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực của ngành một cách thỏa đảng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, góp phần thu hút đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh, ông Tuấn cho hay.

Theo bảng xếp hạng PCI 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, Vĩnh Phúc đứng ở vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (nhóm điều hành Tốt). Trong đó, các chỉ số quan trọng như chi phí thời gian (8,46 điểm), chi phí không chính thức (8,05 điểm), thiết chế pháp lý (7,78 điểm), cạnh tranh bình đẳng và tính năng động (đều trên 7 điểm). Đặc biệt, chỉ số tiếp cận đất đai tăng vọt từ 5,80 điểm (2020) lên 7,56 điểm.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Cải cách hành chính để nâng hạng chỉ số Tiếp cận đất đai tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666468 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666468 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10