VLA: Giai đoạn mới - đột phá mới

Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực VLA, Phó Chủ tịch AFFA 17/11/2023 13:02

30 năm trôi qua, VLA đã trải qua nhiều thách thức và thay đổi, nhưng luôn kiên trì duy trì sứ mệnh cốt lõi của mình là đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy “mạch máu” của nền kinh tế.

Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, VLA xác định chuyển đổi tạo điểm đột phá mới, góp phần cùng đất nước đi lên.

p/Tại Hội nghị Liên đoàn Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào vào tháng 12/2022, Lãnh đạo VLA được bầu làm Phó Chủ tịch AFFA và là Trưởng nhóm công tác về chuyển đổi số và phát triển bền vững AFFA.

Tại Hội nghị Liên đoàn Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào vào tháng 12/2022, Lãnh đạo VLA được bầu làm Phó Chủ tịch AFFA và là Trưởng nhóm công tác về chuyển đổi số và phát triển bền vững AFFA.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiệm vụ trong thời gian tới của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) rất nặng nề, tuy nhiên chúng ta biết rằng không có điều gì là không thể nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực.

Những nhiệm vụ trọng tâm

Để phát huy kết quả đã đạt được trong thời gian qua, trong thời gian sắp tới Hiệp hội sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chính. Trước hết, tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức và phát triển hội viên, nâng cao chất lượng hoạt động của hội viên, gắn bó hơn với Hiệp hội, có đóng góp nhiều hơn cho Hiệp hội. Phấn đấu mỗi năm phát triển được từ 70 - 100 hội viên mới và tiến tới đạt 1000 hội viên khi tổ chức FWC2025 tại Hà Nội.

Tận dụng các FTA thế hệ mới để mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ Logistics quốc tế, tập trung vào các thị trường khu vực ASEAN, Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh bên cạnh các thị trường truyền thống.

Chú trọng triển khai mạnh mẽ hoạt động Logistics xanh, Logistics thông minh và Logistics phục vụ hiệu quả xuất nhập khẩu nông sản.

Hội viên của Hiệp hội phấn đấu vượt các chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 về kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến 2025.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực và tư vấn pháp lý cho hoạt động của hội viên, công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi kép, bao gồm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của nghành logistics Việt Nam.

Đồng thời, tiếp tục hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề trong nước và phát huy vai trò VLA trong hoạt động của AFFA và FIATA. Tập trung mọi nguồn lực để tổ chức tốt Đại hội FWC năm 2025 tại Hà Nội. Đây là công tác trọng tâm của Hiệp hội trong thời gian tới. Tổ chức tốt Đại hội VLA nhiệm kỳ IX trong năm 2024.

Chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

Đặc biệt, với cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ tư, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, block chain, in 3D, big data, blockchain… đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành dịch vụ logistics thế giới. Robot đang được ứng dụng trong các kho hàng hiện đại, drone đang được ứng dụng trong giao hàng chặng cuối cũng như thương mại điện tử (E-Commerce) đang phát triển mạnh mẽ khiến việc cải thiện tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng và logistics như chi phí, chất lượng và giao hàng đang được đặt lên hàng đầu. VLA đã đẩy mạnh công tác đào tạo vừa làm vừa học hiệu quả do “doanh nghiệp dẫn dắt”. Chỉ riêng năm 2020, Viện đào tạo của Hiệp hội (VLI) đã tổ chức 3 khóa đào tạo theo Chương trình FIATA, tổ chức các lớp học theo Chương trình SME cho doanh nghiệp logistics.

Bên cạnh hỗ trợ đào tạo sinh viên, bố trí sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, Hiệp hội còn đẩy mạnh việc thực hiện các đề án nghiên cứu logistics. Cụ thể: “Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng 2030” , “Đề án Kế hoạch phát triển công ty TNHH MTV Dịch Vụ Hàng Hải Hậu Giang giai đoạn 5 năm 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; “Dự án Tư vấn hướng dẫn quy trình, đánh giá đối tác thuê ngoài phục vụ hàng dược phẩm”; “Đề án Nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics của Việt Nam”; “Đề án Nghiên cứu xây dựng mô hình trung tâm logistics kết nối với mạng lưới vận tải đa phương thức - áp dụng cho vùng Đông Nam Bộ”, tham gia biên soạn Báo cáo Logistics Việt Nam...

Cùng với đó, để theo kịp môi trường kinh tế số đang phát triển nhanh chóng và nắm bắt được các quy trình kinh doanh tiên tiến như e-commerce, e-freight and e-logistics, điều chắc chắn cần thiết là ngành logistics phải dựa vào nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp và có kỹ năng. Do đó, VLA đã được FIATA uỷ quyền tổ chức các khoá đào tạo theo chương trình FIATA Diploma in Freight Forwarding (FD) và FIATA Higher Diploma in Supply Chain Management (FHD) của FIATA. Một số doanh nghiệp hội viên VLA cũng tích cực hợp tác với các trường, đưa các giải phát triển logistics hàng đầu như Cargowise vào đào tạo cho các giảng viên, sinh viên năm cuối.

Thời gian tới, VLA sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động kể trên, đồng thời chú trọng đẩy mạnh công tác đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, tập trung thực hiện các dự án có hiệu quả cao cho Hội viên. Phấn đấu tới năm 2030, 100% hội viên thực hiện có kết quả công tác chuyển đổi số, phục vụ kinh doanh có hiệu quả.

Đặc biệt, hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên tích cực thực hiện việc chuyển đổi mô hình kinh doanh giao nhận vận tải truyền thống sang kinh doanh mới với ứng dụng khoa học công nghệ số và xây dựng các doanh nghiệp 3PL đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và thế giới, phát triển một số doanh nghiệp 4PL.

Có thể bạn quan tâm

  • VLA nâng tầm vị thế doanh nghiệp logistics

    15:00, 17/11/2023

  • VLA: Nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics phát triển xứng tầm

    11:50, 16/12/2022

  • VLA tin tưởng ngành logistics Việt Nam sẽ có bước tiến mới

    15:00, 02/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VLA: Giai đoạn mới - đột phá mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO