Rớt 21,6 điểm (tương ứng giảm 1,66%), VN-Index kết phiên 14/6 lùi về gần 1.280 điểm sau phiên trước bùng nổ và băng qua ngưỡng 1.300 điểm - ngưỡng mong đợi đã nhiều ngày qua.
>>>Lạc quan về triển vọng của VN-Index trong trung hạn
Nhìn nhận như thế nào và nên có hành động thích ứng ra sao với thị trường?
Thị trường chứng khoán 2 phiên 13-14/6 ghi nhận đà băng qua mốc 1.300 điểm với thanh khoản trung bình (không có sự vượt trội). Lúc này, chúng ta cần quan tâm đến các mốc chỉ số và có những phương án hành động tương ứng cũng như đánh giá ngành nào/ cổ phiếu nào đã đang sẽ tác động tiếp xu hướng này.
Theo tôi, khi VN-Index vượt qua 1.300, thị trường có 2 mốc chỉ số quan trọng là quanh 1.314 và 1.380. Dĩ nhiên ở giữa 2 mốc này sẽ còn nhiều mốc tâm lý khác nhưng không tác động mạnh bằng.
Chúng ta lưu ý rằng 2 phiên gần đây, thị trường đều có dấu hiệu kéo thốc nhóm cổ phiếu trụ vốn hoá, hơn 100 nghìn tỷ đồng vào cuối phiên, sau 14h với lực cầu rất mạnh ở nhóm này, chuyển từ bán ròng sang mua ròng cấp kỳ chỉ trong 30 phút. Cụ thể đó là nhóm ngân hàng vốn hóa lớn.
Trong phiên, diễn biến thị trường 2 phiên gần đây ghi nhận thì dòng tiền luân chuyển vào Thép - Chứng - Dầu khí - Bất động sản nhóm vốn hóa nhỏ (penny), ngoại trừ KDH); do đó vẫn tạo được tính tích cực. Tuy nhiên yếu tố để kéo VN-Index mạnh nhất vẫn là cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn (super large - cap bank). Chính vì kéo siêu trụ thần tốc nên khi VN-Index vượt 1.300, thì đa phần tài khoản nhà đầu tư sẽ không tăng mà chỉ đi ngang, thậm chí còn bị giảm nếu so với lúc chỉ số ở vùng 1.270 - 1.290 điểm.
Đặc biệt ở phiên điều chỉnh 14/6, trong phiên sáng, dữ liệu ghi nhận thị trường điều chỉnh do cầu yếu, lúc VN-Index giảm: Tốc độ bán không tăng mạnh nhưng giá giảm nhanh và cầu giảm nhanh. Tuy nhiên tại thời điểm này lực chờ mua không tăng cũng không giảm cho thấy nhà đầu tư đang cầm tiền chưa hưng phấn, nhưng cũng không sợ hãi. Kết phiên sáng, thị trường có hồi phục rất nhẹ bởi tiết cung, cầu chưa theo nhưng lực mua có hồi phục rất ít. Rõ ràng bên cung đang nắm thế chủ động trong tăng giảm của phiên sáng.
Trong phiên chiều, kịch tính mấu chốt diễn ra bắt đầu từ lúc 14h (chứ không phải chỉ trong ATC) khi mà bên bán đột ngột tăng tốc, tốc độ giao dịch vượt 3tr cp/phút, VN-Index điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.293 một cách nhanh chóng trước phiên ATC. Nếu nhà đầu tư trading nào nhanh tay và có kế hoạch giao dịch từ trước, có thể mau chóng ra quyết định về xử lý giao dịch cần thiết ngay tại thời điểm này. Trong phiên ATC, VN-Index giảm tiếp 12 điểm và đóng phiên ở vùng 1279.91 tiệm cận hỗ trợ 1280.
Vậy thị trường sẽ diễn biến ra sao sắp tới? Tôi cho rằng có 3 kịch bản:
Thứ nhất, VN- Index sẽ lấy lại đà tăng tiến tới quanh 1.314, sau đó lình xình và điều chỉnh, thấp nhất tầm 1.282, sau đó kéo lên tiếp. Đây là kịch bản tăng chỉnh tăng bài bản.
>>> “Chắt lọc” cổ phiếu
Thứ hai, VN-Index chỉnh về 128x sau đó lình xình, thanh khoản yếu do cầu yếu chứ không phải tiết cung. Ở kịch bản này nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chốt danh mục mạnh mới tính đón cơ hội mới.
Thứ ba, thị trường kéo thốc hướng lên 1.380 nhưng thanh khoản toàn thị trường không tăng vọt, dẫn tới kéo nhanh tập trung ở một vài nhóm ngành hoặc 1 vài cổ phiếu. Còn lại sẽ là đi ngang - sideway. VN-Index tăng nhưng tài khoản không tăng là kịch bản thị trường đua nhanh nhưng bỏ rơi hầu hết nhà đầu tư.
Ở các mốc tâm lý quan trọng, cần đánh giá có xuất hiện sự phân phối ẩn hay không? Hay chỉ là mua bán bình thường? Nhà đầu tư cần quan sát, theo dõi hành động của các nhà đầu tư tổ chức trong những phiên biến động ở các mốc như vậy.
Với kỳ vọng cá nhân, và trên cơ sở dòng tiền cá nhân đã hấp thụ lượng bán của nhà đầu tư ngoại trong suốt thời gian qua, hiện vẫn sẵn sàng để tham gia tiếp, thì dù thị trường ở kịch bản nào, VN-Index cũng sẽ hướng tới 1.380 trong 1-2 tháng tới. Còn nếu bối cảnh kinh tế tốt lên, vĩ mô thuận lợi hơn, nhà đầu tư có quyền kỳ vọng cao hơn cho giai đoạn sau.
Có thể bạn quan tâm