VnREA công bố triển khai đề tài khoa học về nhà ở thương mại vừa túi tiền

Diendandoanhnghiep.vn VnREA vừa công bố triển khai đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học: “Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam”.

>>> Vinh danh các thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2023 - 2024

Theo Quyết định số 11/QĐ-VNREA-BCH của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học quốc tế: "Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam". 

LS.TS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn CEO phát biểu tại Diễn đàn.

LS.TS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn CEO đảm nhận vai trò chủ nhiệm đề tài 

Theo đó, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam giao LS.TS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn CEO đảm nhận vai trò chủ nhiệm đề tài và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam là đơn vị thực hiện.

Đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học quốc tế có sự tham gia, tư vấn, phản biện từ các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực bất động sản, kinh tế, tài chính, luật, thống kê, báo chí… trong và ngoài nước; qua đó hướng tới mục tiêu nghiên cứu, khảo sát cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền trên thế giới; đánh giá nhu cầu, tiềm năng, cơ hội, thách thức của thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền Việt Nam; đề xuất mô hình, cơ chế, chính sách để phát triển thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền ở Việt Nam.

Đáng chú ý, trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023 - 2024, LS. TS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn CEO đã có phần trình bày tham luận với nội dung Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở chính sách cho Việt Nam.

Theo LS.TS. Đoàn Văn Bình, sau 2 năm đại dịch Covid-19 với những "sóng gió" của thị trường, thế giới đã phải trải qua những khó khăn nhất định. Hai yếu tố lạm phát tăng và thu nhập giảm mạnh cùng những đặc thù của các quốc gia về nhà ở thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều khủng hoảng nhà ở. Ở thời điểm hiện tại, vấn đề khủng hoảng nhà ở không phải là vấn đề riêng của một đất nước mà đây là câu chuyện của toàn thế giới. 

Đầu tiên, về quan điểm về nhà ở vừa túi tiền, LS.TS. Đoàn Văn Bình cho rằng, hiện nay nước ta chưa có một khái niệm, định nghĩa cụ thể nào cho "nhà ở vừa túi tiền" mà quốc tế thường gọi là Affordable housing. Ở đây cần tách bạch, nhà ở vừa túi tiền là nhà ở thương mại. Còn riêng về nhà ở xã hội thì Việt Nam đã ban hành chính sách riêng. 

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam công bố triển khai đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học: “Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam”.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam công bố triển khai đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học: “Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam”.

"Hiến pháp của Việt Nam quy định, công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, hay Nhà nước có những chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ở. Như sự theo dõi của chúng tôi, thì thấy thuật ngữ "nhà ở" được nhắc đến trong Luật Đất đai 2013 chỉ 196 lần và tới Luật Đất đai 2024 lên tới 291 lần. Tương tư, tại Luật Nhà ở 2014 thì thuật ngữ nhà ở được nhắc tới 1.832 lần và tại Luật Nhà ở 2023 lên tới 2.491 lần. Cuối cùng, tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014, từ nhà ở được nhắc tới 49 lần thì Luật Kinh doanh bất động sản 2023 nhắc đến 365 lần", ông Đoàn Văn Bình thông tin.

Nói vậy để thấy, vấn đề nhà ở luôn được Nhà nước rất coi trọng và mỗi quốc gia dù bất kể dưới thể chế nào cũng luôn phải giải quyết 4 vấn đề lớn là: Nhà ở, việc làm, y tế và giáo dục.

Như vậy, vấn đề nhà ở là  vô cùng quan trọng vì không chỉ liên quan trực tiếp tới chỗ ở của người dân mà còn ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề chi tiêu. Nếu chi phí dành cho nhà ở quá lớn, thì người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp sẽ không còn tiền để chi tiêu cho tiêu dùng và những nhu cầu thiết yếu. Từ đó, sẽ có tác động đến vấn đề sản xuất hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế.

Chính vì vậy, Chính phủ có Quyết định số 2161/QĐ-Ttg ngày 22/12/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, phát triển nhà ở cho gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, đặc biệt là nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân.

Tại Việt Nam, hiện nay thị trường đều đang hiểu nhà ở vừa túi tiền là nhà ở thương mại có tổng giá trị tài sản được chi trả bằng thu nhập tích lũy từ 7 năm trở lên của một hộ gia đình; Là nhà phân khúc hạng C với mức giá cho căn hộ hoàn thiện cơ bản là dưới 1.000 USD/m2, nghĩa là căn hộ 2 phòng ngủ 65m2 có giá khoảng 65.000 USD tương đương 1,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, có một thực tế là căn hộ chung cư với mức giá này gần như đã "tuyệt chủng" ở Hà Nội và TP.HCM. Hiện "chuẩn" giá nhà bình dân tại 2 thành phố này đã nâng lên 20 - 30%, ở mức 2 - 2,4 tỷ đồng/căn.

Mới đây, tại Hội nghị với Thủ tướng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có đề xuất cho phép nhà có giá dưới 3,5 tỷ đồng được phép tiếp cận gói 120.000 tỷ đồng. Như vậy, khái niệm về nhà ở vừa túi tiền hiện nay có thay đổi rất lớn, không còn đạt ở mức 1.000 USD mà có thể đã tăng lên gấp đôi. Như vậy, vấn đề nhà ở vừa túi tiền là vấn đề nóng bỏng mà Việt Nam cần phải giải quyết.

Trên cơ sở đó, LS. TS. Đoàn Văn Bình đã chỉ ra một số kinh nghiệm phát triển nhà ở vừa túi tiền của một số quốc gia trên thế giới.

>>> Phát triển nhà ở vừa túi tiền: Không nên “thả nổi”, phó mặc cho thị trường

Cụ thể, tại Hoa Kỳ hiện đang thiếu khoảng 5,5 - 7,3 triệu căn nhà ở vừa túi tiền. Theo LS. Bình, Hoa kỳ đã sử dụng các quỹ trong Kế hoạch Giải cứu Người Mỹ (American Rescue Plan) nhằm tạo lập thêm nhiều nhà ở cho thuê vừa túi tiền.

Tại California thì cho phép chuyển đổi các không gian văn phòng sử dụng không hiệu quả thành nhà ở vừa túi tiền; hỗ trợ 8.000 USD cho người thu nhập thấp thuộc diện được thuê nhà ở vừa túi tiền để trả các loại chi phí như thẩm định giá, phí luật sư…; ưu đãi thuế cho các nhà phát triển dành 20% số căn hộ để làm nhà vừa túi tiền; người thuê nhà ở vừa túi tiền không phải trả khoản tiền ứng trước, thông thường là khoảng 20% giá trị hợp đồng mua nhà. Ngoài ra, giải pháp nghiêng về phía ngân hàng là Ngân hàng cho vay thế chấp 100% giá trị hợp đồng thay vì chỉ áp một mức nhất định.

Tại Canada, Chính phủ nước này ban hành chỉ số khả năng chi trả nhà ở. Được biết, chỉ số này càng cao thì khả năng chi trả càng thấp và đáng chú ý, năm 2023 là năm đánh dấu khả năng chi trả cho nhà ở tại Canada đạt mức kém nhất trong 41 năm qua.

Vậy giải pháp của Canada là gì? Đưa ra câu trả lời, LS. Đoàn Văn Bình cho rằng, Canada đã tăng mật độ xây dựng, cấp phép nhanh hơn và áp dụng công nghệ mới. Và sắp tới, Canada tập trung xây dựng 100.000 căn nhà mới vừa túi tiền khắp đất nước trong vòng 3 năm tới. Đặc biệt, Canada ban hành quỹ HAF trị giá 4 tỷ USD và đưa ra các tiêu chí: Các ban, hay thành phố nào muốn tiếp cận được quỹ này thì phải đề xuất giải pháp, sáng kiến. Từ đó, giải pháp, sáng kiến nào có lợi nhất thì các ban, thành phố đó được tiếp cận nguồn vốn nhiều nhất.

"Tôi cho rằng, đây là một ý tưởng rất hay về bảo toàn các nguồn lực nhà ở xã hội", ông Bình đánh giá.

Đối với nước Đức - một đất nước giàu có tại châu Âu và nằm trong G7 nhưng tỷ lệ sở hữu nhà ở tại đây rất thấp chỉ 46%. Như vậy, gần 60% người Đức đang đi thuê nhà trong bối cảnh lạm phát tăng, thu nhập giảm. Như vậy, TS Đoàn Văn Bình cho rằng, người Đức cũng đang chật vật với câu chuyện tiếp cận nhà ở vừa túi tiền.

Từ đó, nước Đức đã đề ra chính sách để giải quyết vấn đề này: Đặt giới hạn tối đa về giá thuê và mức tăng giá thuê tại một khu vực Áp dụng cho các khu vực có thị trường nhà ở căng thẳng tại Đức. Đặc biệt, khi một căn nhà được tái cho thuê trong khu vực áp dụng Mietdeckel, giá thuê không được vượt quá 10% so với giá thuê thông thường tại địa phương; Ban hành giá trần điện và ga để các bên tham chiếu thỏa thuận rõ trong hợp đồng thuê.

"Ngay cả những nước trọng kinh tế thị trường thì cũng có thể can thiệp các mệnh lệnh hành chính vào để điều tiết nhà ở vừa túi tiền cho người dân", Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhìn nhận.

Đối với Trung Quốc - một đất nước rộng lớn và đang gặp khủng khoảng thị trường bất động sản nói chung thì hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đã bổ sung khoảng 6,5 triệu căn nhà ở mới cho thuê thu nhập thấp ở 40 thành phố chính đến năm 2025. Và gần đây nhất, Chính phủ Trung Quốc đang đưa ra 17 giải pháp tài chính và phi tài chính để giải quyết vấn đề này. Trong đó, Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng nắn dòng chảy tài chính cho nhà ở vừa túi tiền.

Đối với các nước trong khối OECD, trong đó gồm 11 nước đang được Nhà nước hỗ trợ vốn, 9 nước cung cấp thuế ưu đãi, 10 nước tài trợ không hoàn lại và 5 nước được trợ cấp đất.

Các giải pháp được các nước trong khối OECD đưa ra là: Cho phép tăng mật độ xây dựng Hỗ trợ chi phí xây dựng Tái thanh toán thế chấp hoặc đặt cọc tiền thuê.

Cùng với đó là những giải pháp khác như: Quy định giá thuê ổn định trong thời gian tối thiểu;bảo lãnh, mua các căn nhà hình thành trong tương lai, giải pháp hỗ trợ thẳng cho người mua…

Như vậy, TS. LS. Đoàn Văn Bình cho biết, phát triển nhà ở vừa túi tiền trên thế giới ngày càng được quan tâm mạnh mẽ từ Chính phủ các nước. Tư duy thả nổi đối với nhà ở vừa túi tiền theo quy luật cung cầu tự nhiên của thị trường đang được thay đổi bằng những định hướng, chính sách, những khuyến khích để phát triển phân khúc này trên toàn cầu. có thể thấy, những chính sách các nước áp dụng cũng rất đa dạng.

“Nếu để “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường thì sẽ rất khó có được nhà ở vừa túi tiền cho người dân. Thời gian qua, giá nhà tăng liên tục chính là minh chứng. Vì vậy, Nhà nước cũng nên trực tiếp tham gia tạo lập nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội cho thuê để dẫn dắt, điều tiết thị trường trong một giai đoạn nhất định”, TS. LS. Đoàn Văn Bình khẳng định.

Từ những nghiên cứu trên, LS.TS. Đoàn Văn Bình đã chỉ ra những gợi mở chính sách cho Việt Nam, bao gồm:

Nhóm giải pháp thứ nhất là hoàn thiện chính sách, pháp luật: Đưa ra khái niệm và ban hành tiêu chí xác định nhà ở vừa túi tiền. (có thể đưa ra tiêu chí lượng hóa trên cơ sở tỷ lệ giữa chi phí cho nhà ở và thu nhập của người dân); Đồng bộ các quy định về nhà ở vừa túi tiền trong hệ thống pháp luật, chú trọng xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nhà ở vừa túi tiền; Có chính sách, cơ chế tặng điểm thưởng và tích lũy điểm thưởng cho các chủ đầu tư tạo lập nhà ở vừa túi tiền khi lựa chọn nhà đầu tư làm dự án nhà ở thương mại phân khúc cao hơn; Tham khảo kinh nghiệm ban hành chính sách khống chế giá trần nhà ở vừa túi tiền bao gồm cả giá bán và giá thuê nhà.

Nhóm giải pháp thứ hai là hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn: Cần xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, công nghệ mới cho nhà ở vừa túi tiền; Ban hành thiết kế mẫu cho nhà ở vừa túi tiền… qua đó góp phần giảm chi phí đầu tư xây dựng nhằm hạ giá nhà.

Nhóm giải pháp thứ ba là đổi mới công tác quy hoạch: Chú trọng quy hoạch và phát triển quỹ đất cho phát triển nhà ở vừa túi tiền; Quy hoạch tăng mật độ xây dựng trong các dự án nhà ở cao tầng; Tính toán tỷ trọng cơ cấu nhà ở vừa túi tiền trong tổng thể kế hoạch phát triển nhà ở theo năm/giai đoạn; quy định cụ thể tỷ lệ nhà ở vừa túi tiền trong các khu đô thị; Chú trọng việc quy hoạch nhà ở vừa túi tiền gần các đấu mối giao thông và đầy đủ hạ tầng xã hội; Khuyến khích chuyển đổi không gian thương mại thành nhà ở vừa túi tiền.

Nhóm giải pháp thứ tư là áp dụng giải pháp về tài chính và thuế.

Cụ thể, sử dụng công cụ thuế để điều tiết các phân khúc nhà ở cao cấp, hạn chế đầu cơ, hướng thị trường đến nhà ở vừa túi tiền có nhu cầu thực, thêm nguồn lực tài chính phát triển nhà ở vừa túi tiền;

Xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với chủ đầu tư và người mua, thuê nhà ở vừa túi tiền;Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nhà ở vừa túi tiền; Nghiên cứu triển khai Quỹ tiết kiệm nhà ở (Central Provident Fund - CPF), quỹ tín thác bất động sản (Reits); Tăng cường hợp tác công tư trong phát triển nhà ở vừa túi tiền.

Nhóm giải pháp thứ năm là hướng tới cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, đơn giản hóa hệ thống các thủ tục hành chính; Ứng dụng công nghệ, tăng cường phân cấp, ủy quyền để giảm thiểu gánh nặng về thời gian, chi phí thủ tục cho doanh nghiệp; Rút ngắn thời gian cấp phép đối với các dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền, miễn cấp phép trong các trường hợp nhất định trong khu đô thị có công năng hỗn hợp.

Ngoài ra, TS.LS. Đoàn Văn Bình cũng chỉ ra nhưng giải pháp khác như: Xây dựng dữ liệu, chỉ số khả năng chi trả nhà ở vừa túi tiền để thuận lợi cho công tác quản lý; Khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, xanh, thông minh, nhận chuyển giao công nghệ mới cho phát triển nhà ở vừa túi tiền. Cùng với đó, Nhà nước trực tiếp tham gia tạo lập nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội cho thuê để dẫn dắt, điều tiết thị trường trong một giai đoạn nhất định./.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VnREA công bố triển khai đề tài khoa học về nhà ở thương mại vừa túi tiền tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714212166 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714212166 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10