Trong nhiều thế kỷ, triết lý về quản trị luôn đề cao vai trò nhà lãnh đạo phải tạo động lực cho nhân viên, tập trung giúp người lao động thoải mái để gắn kết họ với công ty lâu hơn.
Tuy nhiên, trong cuốn “Vô Ngã” của tác giả Cy Wakeman lại chỉ ra rằng triết lý này hoàn toàn sai lầm dựa trên những nghiên cứu về tâm lý học hành vi và các ví dụ thực tiễn trong cuộc sống.
Trên thực tế, Cy Wakeman cho rằng tập trung khuyến khích gắn kết mà không đòi hỏi nhân viên phải hết lòng vì tinh thần trách nhiệm sẽ chỉ nuông chiều những cái tôi cao ngạo.
Trong 20 năm huấn luyện của mình, Cy Wakeman đã tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế và thấy rằng chính sách này sẽ gây ra những khoản “phí tổn cảm xúc” khiến các công ty đánh mất hàng triệu USD mỗi năm chỉ để xử lý những vấn đề như nhân viên tỏ ra bảo thủ trước các thay đổi, không gắn kết với công việc hay không điều hướng suy nghĩ và hành động của bản thân theo chiến lược công ty.
Những cuộc khảo sát trên diện rộng cũng đã chỉ ra những quan niệm sai lầm rằng, gắn kết nhân viên với doanh nghiệp là chìa khoá dẫn đến thành công, thay vì chính tinh thần trách nhiệm mới là nguyên nhân làm nên hiệu quả công việc.
Triết lý gắn kết nhân viên truyền thống là nhiệm vụ bất khả thi bởi chính nhân viên mới là người quyết định bản thân có gắn kết với doanh nghiệp hay không, và cũng bởi hạnh phúc là do mỗi người tự quyết định và chịu trách nhiệm với lựa chọn đó.
Thay vì cố gắng làm hài lòng, xoa dịu cái tôi cao ngạo của nhân viên bằng cách giúp họ đẩy xe “than” nặng trịch những bất mãn về công ty hay đồng nghiệp, các lãnh đạo có thể ngăn chặn những suy nghĩ vô bổ, giúp nhân viên vượt lên trên cái tôi để tự nhận thức bản thân mình toàn vẹn hơn, cũng như nhìn nhận được sự thật và giữ tâm trí được bình tĩnh hơn, hay nói đơn giản là “vô ngã” (loại bỏ cái tôi cao ngạo).
Trong cuốn sách này, tác giả đã dùng những câu chuyện thu thập được trong suất nhiều năm huấn luyện về phương pháp “lãnh đạo trọng thực tế” để chứng minh lãnh đạo có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên ra sao, từ đó dẫn đến mức độ gắn bó với công việc và thành quả đáng mong đợi trong tương lai.
Điều quan trọng nhất là cuốn sách này cung cấp những công cụ và phương pháp dễ sử dụng, có thể thực hành được ngay nhằm giúp các lãnh đạo có thể giành lại những khoảng thời gian đã mất.
Vậy làm thế nào để gặt hái vụ mùa bội thu? Những điều các lãnh đạo có thể thực hiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên cũng được tác giả đề cập trong quyển sách, bao gồm:
Cuối cùng, tinh thần trách nhiệm chính là con đường tối ưu giúp ta vượt lên trên bản ngã, nhận lấy trách nhiệm cũng chính là trao quyền cho chính bản thân mình.
Các nhà lãnh đạo có thể đào tạo nhân viên hiểu về tinh thần trách nhiệm, nhưng có một sự thật ngầm hiểu, thực tại chính là trường rèn luyện tinh thần trách nhiệm tốt nhất. Mỗi người nên có nhận thức về thực tại một cách rõ ràng để kiên quyết với những lựa chọn của bản thân.