“Vốn mồi” cho tăng trưởng xanh và bền vững

THY HẰNG thực hiện 21/01/2023 01:35

Cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hướng tới một sự phát triển bền vững và toàn diện hơn, có tính đến quỹ đạo và mục tiêu tăng trưởng mà Việt Nam mong muốn.

Nguồn vốn nội địa sẽ dần trở thành động lực chính cho tăng trưởng. Sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hướng tới một sự phát triển bền vững và toàn diện hơn, có tính đến quỹ đạo và mục tiêu tăng trưởng mà Việt Nam mong muốn.

Trao đổi với phóng viên, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết.

- Thưa bà, bà có khuyến nghị gì cho Việt Nam nhằm tăng cường huy động nguồn vốn quốc tế để thúc đẩy phát triển xanh và bền vững?

Điều quan trọng Việt Nam cần xác định rằng hiện nay nguồn vốn quốc tế sẽ dần trở nên kém quan trọng hơn và nguồn vốn nội địa sẽ dần trở thành động lực chính cho tăng trưởng. Để huy động nguồn tài chính công quốc tế, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần tăng cường củng cố hệ thống tài chính trong nước và cải cách các thể chế chính sách tài chính để trở nên đáng tin cậy đối với người cho vay và nhà đầu tư khu vực công quốc tế.

Để huy động nguồn tài chính tư nhân quốc tế, các cơ hội đầu tư cần vừa có lợi nhuận, vừa rõ ràng và có thể dự đoán được. Ví dụ như chính phủ Việt Nam có thể đầu tư trước vào các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo cơ sở hạ tầng này sẵn sàng để đón dòng vốn đầu tư. Và chính phủ Việt Nam cũng cần đảm bảo môi trường pháp lý an toàn nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân quốc tế.

- Song song với nguồn vốn nội như bà nói, đầu tư công được coi là “vốn mồi” cho tăng trưởng, vậy làm thế nào để tăng hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam?

Ngay từ khâu lập kế hoạch, việc ra quyết định đầu tư công nên được cơ cấu lại, thực sự nhìn vào kết quả đầu ra hơn là đầu vào, và điều đó sẽ giúp thu hút đầu tư tư nhân. Tôi tin rằng chúng ta cũng cần xem xét lại cách đầu tư có thể hỗ trợ các ưu tiên phát triển quốc gia. Điều quan trọng nữa là phải đảm bảo rằng các dự án liên tỉnh, liên vùng được hỗ trợ tốt hơn.

Từ góc độ ngành, sự gắn kết chính sách có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta cần tập trung vào sự gắn kết chính sách giữa các ngành trong giai đoạn thực hiện.

Cuối cùng, xem xét năng lực của các chủ thể địa phương trong việc đảm bảo rằng chính quyền địa phương và các chủ thể địa phương có khả năng thực hiện và giám sát các dự án một cách hiệu quả.

- Vậy bà đánh giá những trụ cột chính sách để Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững như xu thế và yêu cầu tất yếu hiện nay?

Phát triển bền vững là một chương trình nghị sự gắn kế, được tích hợp với tất cả các mục tiêu phát triển được kết nối với nhau. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc thực hiện các mục tiêu này thể hiện qua sự cải thiện ở nhiều chỉ số phát triển. Nhiều người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo cũng như chúng tôi cũng đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong các chỉ số về giáo dục và y tế.

Đồng thời, Việt Nam đã cam kết hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050. Và để làm được điều đó, tôi nghĩ sẽ cần phải thay đổi cách chúng ta đang nghĩ về con người và sự thịnh vượng trong khuôn khổ quan điểm của chính phủ.

Trong tương lai, sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hướng tới một sự phát triển bền vững và toàn diện hơn, có tính đến quỹ đạo và mục tiêu tăng trưởng mà Việt Nam mong muốn, đồng thời bảo vệ sức khỏe của trái đất và môi trường.

- Xin cảm ơn bà!

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy tăng trưởng xanh - bền vững

    Thúc đẩy tăng trưởng xanh - bền vững

    00:41, 05/12/2022

  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh bền vững

    Thúc đẩy hợp tác kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh bền vững

    13:15, 26/11/2022

  • Hợp tác xã lập kế hoạch kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh bền vững

    Hợp tác xã lập kế hoạch kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh bền vững

    04:19, 20/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Vốn mồi” cho tăng trưởng xanh và bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO