Việt Nam đang thiếu một cơ chế chính sách cùng những ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo bền vững.
>>Khảo sát nhu cầu hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ 2023 do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia - NIC (thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư) và Do Ventures – một quỹ đầu tư mạo hiểm đã chỉ ra một số khó khăn mà các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST gặp phải.
Đầu tiên liên quan đến thành lập doanh nghiệp, họ phải thực hiện ở công ty mẹ có trụ sở tại nước ngoài (cụ thể là Singapore) để nhận vốn của các nhà đầu tư (NĐT) do thủ tục hành chính rườm rà. Cụ thể, Điều 67, Nghị Định 31/2021/NĐ-CP đã ban hành cơ chế tinh gọn thủ tục hành chính đối với NĐT nước ngoài khi góp vốn, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện vì chưa có thông tư hướng dẫn.
Tiếp theo, trường hợp các doanh nghiệp có nhỏ 50% vốn đầu tư nước ngoài phải tuân theo quy định của Thông tư 05/2014/TT-NHNN (áp dụng đối với tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (IICA)). Một số ngân hàng thương mại (NHTM) không ghi nhận quyền sở hữu của bên cho vay đối với cổ phần chuyển đổi của các doanh nghiệp này vì không có dòng tiền đi qua IICA để mua cổ phần (do bù trừ nghĩa vụ trả nợ với khoản vay và lãi suất (nếu có), gây khó khăn cho nhà đầu tư khi rút tiền thoái vốn và cổ tức ra khỏi Việt Nam.
>>Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia phía Nam: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tới giới trẻ
Ngoài ra, một số ngành mới nổi và đang phát triển nhanh ở nước ta,, bao gồm FinTech, MedTech, Mobility, đang thiếu khung pháp lý cụ thể. Những điều này gây ra tình trạng các công ty phải dựa vào các luật hiện hữu có thể không phù hợp với những ngành đặc thù này.
Cũng theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ 2023, việc huy động vốn cho Quỹ khởi nghiệp sáng tạo (Khởi nghiệp sáng tạo) đang gặp một số giới hạn nhất định về số lượng thành viên của quỹ, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, nguồn gốc tài sản góp vốn.
Cụ thể, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của CP quy định Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân và tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn, trong khi đó, quy định về chứng khoán hiện hành lại cho phép số thành viên tối đa của quỹ thành viên là 99.
>>Đà Nẵng thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Thêm nữa, pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo nhưng không được nhận góp vốn bằng ngoại tệ (Khoản 2, Điều 5, Nghị Định 38). Nghị định 38 không cho phép sử dụng vốn vay để góp vốn vào Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo, điều này không phù hợp với thị trường quốc tế, vì quỹ đầu tư nước ngoài vẫn cần phải huy động tiền từ các nhà đầu tư khác để góp vốn.
Ngoài ra, các quỹ Khởi nghiệp sáng tạo và nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn khi khai báo thuế tại Việt Nam, thiếu hướng dẫn về hạch toán kế toán cho Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo theo pháp luật về kế toán, cũng như về kê khai và nộp thuế theo pháp luật về thuế. Hiện thu nhập của Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo vẫn chịu mức thuế suất phổ thông là 20% mà chưa có quy định cụ thể ưu đãi thuế đối với thu nhập của Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm