Vướng mắc tín dụng - Hệ lụy nhìn từ dự án xăng dầu

TS. TÔ VĂN TRƯỜNG* 03/08/2023 17:00

Nguồn vốn tín dụng hỗ trợ kinh doanh, sản xuất cần được khơi thông, giải ngân hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển...

>>>Bất ổn thị trường xăng dầu: Cần có chiến lược xây dựng kho dự trữ xăng dầu quốc gia

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó trong tiếp cận tín dụng, ngay cả dự án trọng điểm cũng rơi vào cảnh bất cập của vòng luẩn quẩn không lối thoát mang tên "nguồn vốn".

Có nhiều dự án chưa nêu tên, nhưng tôi có thể nêu cụ thể Dự án Tổng kho xăng dầu Phú Xuân - Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, nằm trong danh mục công trình cơ khí trọng điểm của Chính phủ góp phần dự trữ xăng dầu cho địa bàn TP. Hồ Chí Minh 75 ngày và cho cả khu vực phía Nam khoảng 16 ngày có tổng quy mô sức chứa lên đến 450.000m3 hiện đang bị bỏ hoang. Các thiết bị trị giá hàng trăm tỉ đồng được tập kết tại công trình đang dần hỏng hóc do bị nằm phơi mưa, phơi nắng, hệ lụy này không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia. 

tại công trình Dự án Xăng dầu Phú Xuân

 Công trình Dự án Xăng dầu Phú Xuân nhìn từ trên cao 

Cụ thể từ 2017, Dự án tổng kho xăng dầu Phú Xuân – Nhà Bè đã được thi công ngay sau khi hoàn thiện thủ tục pháp lý và hợp đồng tín dụng giữa Công ty cổ phần Kho cảng xăng dầu hàng không miền Nam và ngân hàng được ký kết. Nhưng sau đó, ngân hàng chỉ giải ngân một nửa rồi dừng lại, không giải ngân tiếp làm cho công trình bị dừng thi công. Hệ quả là đến nay thiệt hại kinh tế Công ty đang gánh chịu là hàng ngàn tỷ đồng (chưa tính lãi suất vay ngân hàng cũng lên đến hàng ngàn tỷ đồng).

Có thể nói, sự việc đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp như đã đề cập, cũng như có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia đối với các “Dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên đầu tư”. Bởi tại Mục VIII và với Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng tại Mục VII của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu nhưng dự án xăng dầu Phú Xuân vẫn không thấy Bộ, ban ngành nào có động thái can thiệp, hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện được tiếp tục vay vốn tín dụng.

>>>Đẩy tín dụng ra nền kinh tế: Giải pháp nào?

>>>Chung tay hoá giải thách thức về hấp thụ vốn của nền kinh tế

Nếu kéo dài tình trạng này, một khối lượng công trình khổng lồ và vật tư, máy móc thiết bị, sắt thép đã tập kết tại công trường bị hoen gỉ, hư hại từng ngày; nếu không được thi công và đưa vào sử dụng ngay thì về mặt kỹ thuật sẽ trở thành phế liệu hoang tàn do thời gian bị dừng quá lâu.

Hình ảnh thực tế tại công trình Dự án Xăng dầu Phú Xuân

Hình ảnh thực tế tại công trình Dự án Xăng dầu Phú Xuân

Một bài học có thể thấy rõ, nếu có chính sách phù hợp, tiếp vốn để triển khai, thì các dự án bị đình trệ vẫn có cơ hội sinh, không để lãng phí vốn đầu tư Nhà nước. Điển hình như dự án Nhà máy nhiệt điện 2 Thái Bình có vốn đầu tư 41.799 tỷ đồng khi đã thực hiện khoảng 90% khối lượng công việc thì bị ngừng trệ 2 năm do ngân hàng không cho vay vốn, nguy cơ thiệt hại rất lớn cả về kinh tế và an ninh năng lượng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho chuyển sang vốn chủ sở hữu. Nhờ đó chỉ sau 1 năm, dự án đã khánh thành ngày 27/4/2023 và đến nay Nhà máy nhiệt điện 2 Thái Bình đã phát 1,5 tỷ kwh điện, đáp ứng kịp thời nhu cầu điện năng ở các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, tổng kho xăng dầu Phú Xuân – Nhà Bè đã thi công được 70% cầu cảng, vật tư thiết bị chuẩn bị cho việc xây dựng kho chứa 230.000m3 đã đạt 80% và đã được tập kết tại công trường. Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết dứt điểm vướng mắc của dự án trước tháng 8/2023.

Công ty Cổ phần Kho cảng xăng dầu hàng không Miền Nam quyết tâm cao hoàn thành thi công xây dựng và đưa kho cảng vào sử dụng 110.000m3 trước tháng 6/2024; tiếp theo 120.000m3 trước tháng 12/2024. Với những kết quả đã đạt được, Công ty quyết tâm tổng lực hoàn thành quy mô sức chứa 450.000m3 theo như phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Trước bất cập trên, tôi kiến nghị Chính phủ xem xét có chỉ đạo kịp thời Ngân hàng Nhà nước để có chính sách giúp dự án có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tiếp tục được thi công và hoàn thành đúng tiến độ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

* TS Tô Văn Trường - Chuyên gia độc lập về Tài nguyên & Môi trường, bài PV lược ghi

Có thể bạn quan tâm

  • Đẩy tín dụng ra nền kinh tế: Giải pháp nào?

    Đẩy tín dụng ra nền kinh tế: Giải pháp nào?

    05:30, 26/07/2023

  • Dữ liệu “sạch” cho gói tín dụng tiêu dùng

    Dữ liệu “sạch” cho gói tín dụng tiêu dùng

    03:48, 25/07/2023

  • Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp lâm, thủy sản có ưu đãi gì?

    Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp lâm, thủy sản có ưu đãi gì?

    04:30, 20/07/2023

  • Ngân hàng dự kiến giảm bớt “thắt chặt” tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối 2023

    Ngân hàng dự kiến giảm bớt “thắt chặt” tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối 2023

    05:01, 17/07/2023

  • Tăng trưởng tín dụng: Thời gian thẩm thấu còn dài

    Tăng trưởng tín dụng: Thời gian thẩm thấu còn dài

    05:12, 13/07/2023

  • Cần giải pháp tổng thể khơi thông tín dụng nền kinh tế

    Cần giải pháp tổng thể khơi thông tín dụng nền kinh tế

    05:30, 11/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vướng mắc tín dụng - Hệ lụy nhìn từ dự án xăng dầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO