WB: Sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hiệu quả vaccine của các nền kinh tế

LINH NGA 27/03/2021 04:00

Trung Quốc và Việt Nam đã vượt qua mức tăng trưởng kinh tế trước đại dịch trong khi các quốc gia khác có thể mất nhiều năm hơn để có thể hồi phục như ban đầu.

sdg

WB dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,1% trong năm nay.

Báo cáo được Ngân hàng Thế giới thực hiện dựa trên khảo sát khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tập trung vào triển vọng tăng trưởng và tốc độ hồi phục khác nhau của các quốc gia sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Báo cáo thông tin trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch. Tổ chức này dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,1% trong năm nay. Con số này đối với Trung Quốc là 8,1%.

Ở chiều ngược lại, nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực ghi nhận đà giảm 5% so với mức trước khi có dịch Covid-19. Báo cáo chỉ ra rằng các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hoặc du lịch sẽ khó có thể đạt được mức tăng trưởng dù chỉ khiêm tốn trong năm nay.

Tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 4,4% trong năm 2021. Con số này đối với Indonesia là 4,4%, Malaysia là 6%. Hai nước này có khả năng sẽ trở lại mức tăng trưởng như trước khi có dịch Covid-19. Riêng Thái Lan và Philippines, đà tăng trưởng được dự báo vẫn còn ì ạch cho tới năm 2022, lần lượt ở mức 3,4% và 5,5%.

Đối với Myanmar - quốc gia đang chịu tác động nặng nề bởi chính biến xảy ra hồi tháng 2 - Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế có khả năng giảm tới 10% trong năm 2021. 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng nhóm doanh nghiệp từ vừa và nhỏ cho tới siêu nhỏ phải chịu thiệt hại nặng hơn so với các doanh nghiệp lớn khi dịch Covid-19 nổ ra. Sự sụt giảm doanh số bán hàng cho tới các biện pháp cắt giảm nguồn nhân lực đã khiến doanh thu của nhóm này bốc hơi 33%. Đối với các tổ chức lớn, mức giảm là 25%.

gs

Sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hiệu quả của vaccine là nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi không đồng đều của các nền kinh tế.

Aaditya Mattoo - Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước khi công bố báo cáo, rằng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hiệu quả của vaccine là nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi không đồng đều của các nền kinh tế.

Ông nói: "Số lượng triển khai vaccine mà chúng tôi thấy gần đây rất thấp," đặc biệt là ở Philippines và Indonesia, những quốc gia này đang có vấn đề về "sự do dự vaccine" và khả năng phân phối.

Gói kích thích khổng lồ của chính phủ Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ mang tới tương lai tươi sáng hơn cho nền kinh tế thế giới. Các chương trình tiêm chủng được mở rộng cũng như kế hoạch triển khai hộ chiếu vaccine ở nhiều nước có thể gỡ nút thắt cho ngành du lịch và thương mại toàn cầu.các nền kinh tế khác trong khu vực được cho là sẽ được thúc đẩy từ tác động lan tỏa của gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD của Mỹ.

Báo cáo cho thấy tác động lan tỏa tích cực ở các nền kinh tế tiên tiến có thể bị kìm hãm bởi các động thái thắt chặt điều kiện tài chính của các chính phủ, khiến các nền kinh tế ít trọng thương mại càng dễ bị tổn thương hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ IV): WB đưa giải pháp

    Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ IV): WB đưa giải pháp "sống chung với bất định"

    06:30, 26/12/2020

  • WB: Việt Nam cần có chiến lược cân bằng rủi ro và cơ hội trong phát triển vùng ven biển

    WB: Việt Nam cần có chiến lược cân bằng rủi ro và cơ hội trong phát triển vùng ven biển

    11:02, 22/10/2020

  • WB: Dư địa tài khóa của Việt Nam đang thu hẹp

    WB: Dư địa tài khóa của Việt Nam đang thu hẹp

    06:33, 21/10/2020

  • Có gì trong cuộc họp thường niên 2020 của IMF và WB?

    Có gì trong cuộc họp thường niên 2020 của IMF và WB?

    05:05, 14/10/2020

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ IV): WB đưa giải pháp

    Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ IV): WB đưa giải pháp "sống chung với bất định"

    06:30, 26/12/2020

  • WB: Việt Nam cần có chiến lược cân bằng rủi ro và cơ hội trong phát triển vùng ven biển

    WB: Việt Nam cần có chiến lược cân bằng rủi ro và cơ hội trong phát triển vùng ven biển

    11:02, 22/10/2020

  • WB: Dư địa tài khóa của Việt Nam đang thu hẹp

    WB: Dư địa tài khóa của Việt Nam đang thu hẹp

    06:33, 21/10/2020

  • Có gì trong cuộc họp thường niên 2020 của IMF và WB?

    Có gì trong cuộc họp thường niên 2020 của IMF và WB?

    05:05, 14/10/2020

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ IV): WB đưa giải pháp

    Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ IV): WB đưa giải pháp "sống chung với bất định"

    06:30, 26/12/2020

  • WB: Việt Nam cần có chiến lược cân bằng rủi ro và cơ hội trong phát triển vùng ven biển

    WB: Việt Nam cần có chiến lược cân bằng rủi ro và cơ hội trong phát triển vùng ven biển

    11:02, 22/10/2020

  • WB: Dư địa tài khóa của Việt Nam đang thu hẹp

    WB: Dư địa tài khóa của Việt Nam đang thu hẹp

    06:33, 21/10/2020

  • Có gì trong cuộc họp thường niên 2020 của IMF và WB?

    Có gì trong cuộc họp thường niên 2020 của IMF và WB?

    05:05, 14/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
WB: Sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hiệu quả vaccine của các nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO