WeWork quay về với “nguồn cội công nghệ”

Diendandoanhnghiep.vn Ban đầu, WeWork định danh là một công ty “công nghệ bất động sản”. Nhưng sau đó, con đường đi của WeWork càng ngày càng rẽ sang “bất động sản” hơn là “công nghệ”.

Chúng ta hẳn vẫn chưa quên câu chuyện IPO không thành công của WeWork hai năm trước, dẫn đến việc từ chức Giám đốc điều hành của Adam Neumann. Năm nay, WeWork lại chuẩn ra mắt công chúng bằng cách hợp nhất với một SPAC có tên là BowX. Việc sáp nhập dự kiến sẽ định giá WeWork ở mức 9 tỷ USD - một con số có thể coi là “thảm hại” so với định giá 47 tỷ USD vào năm 2019.

WeWork đã từng mất rất nhiều tiền, và việc nhiều nhân viên phải làm việc ở nhà trong đại dịch chắc chắn không giúp gì được cho họ. Trong quý đầu tiên của năm nay, khoản lỗ của WeWork đã tăng gấp bốn lần lên mức 2,1 tỷ USD.

Ban lãnh đạo mới của WeWork đang cố gắng làm chậm dòng tiền chảy ra. Một phần của chiến lược mới đó là hợp tác với tập đoàn bán lẻ Hudson Bay, công ty sở hữu chuỗi cửa hàng xa xỉ Saks Fifth Avenue, để tích hợp các không gian làm việc chung vào các trung tâm mua sắm.

Năm văn phòng mở “SaksWorks” đầu tiên dự kiến sẽ mở vào tháng tới tại New York. WeWork sẽ vận hành và cung cấp nhân viên cho họ để đổi lấy việc giảm doanh số bán hàng. Nhưng đây mới là phần quan trọng: công ty sẽ không phải trả tiền thuê mặt bằng.

Trong thời kì phát triển “điên cuồng” nhất của mình, WeWork đã ký một loạt hợp đồng cho thuê có tổng trị giá hơn 10 tỷ USD trong bốn năm tới. Công ty thậm chí không có quyền sở hữu bất kì bất động sản nào. Nhưng giờ đây WeWork dự kiến sẽ mở khoảng 70% không gian mới của mình theo các thỏa thuận giúp họ tránh được việc thuê mặt bằng, ví dụ như chia sẻ doanh thu với Saks.

Chiến lược này có vẻ sẽ đưa WeWork về lại “nguồn cội công nghệ” của mình. Từ ban đầu, WeWork định danh là một công ty “công nghệ bất động sản”. Nhưng sau đó, con đường đi của WeWork càng ngày càng rẽ sang “bất động sản” hơn là “công nghệ”. Điều đó đã khiến WeWork lao xuống vực khủng hoảng sau thời gian đầu bay cao.

Bây giờ, ban lãnh đạo mới của WeWork đang tính đường mới. Chi phí mặt bằng vốn rất đắt đỏ và nó đang cản trở công ty trong việc mở rộng quy mô. Khi gánh nặng này được rũ bỏ, WeWork có thể mở rộng quy mô nhanh hơn và rẻ hơn. Uber không cần mua xe, Airbnb không mua nhà, Instacart không cần mua cửa hàng tạp hóa - WeWork giờ đây cũng không cần trả tiền mặt bằng, mà sẽ tập trung vào dịch vụ. Hi vọng con đường mới này sẽ đưa WeWork trở về thời hoàng kim như vài năm trước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết WeWork quay về với “nguồn cội công nghệ” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714036594 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714036594 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10