Xây dựng chính quyền kỹ thuật số tại Nhật Bản và những thành tựu của Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ Nhật Bản đề ra nhiều ưu tiên trong áp dụng kỹ thuật số vào các lĩnh vực của thủ tục hành chính, cũng như các lĩnh vực trọng yếu như y tế và giáo dục.

Mỗi ngày, hàng chục cư dân ở quận Setagaya của Tokyo xếp hàng từ sáng sớm để đăng ký thẻ nhận dạng My Number. Cơ quan chức năng sẽ chụp ảnh của từng người dân, kiểm tra các giấy tờ tùy thân hiện có của họ và yêu cầu họ khai thêm một số thông tin cần thiết. Dữ liệu sẽ được tổng hợp và gửi lại cho chính quyền địa phương và người dân có thể mất vài tháng chờ đợi trước khi nhận được tấm thẻ công dân mới này.

Chỉ 15% dân số có thẻ My Number vào thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19

Chỉ 15% dân số Nhật Bản có thẻ My Number vào thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19

Thẻ My Number gồm 12 chữ số, được sử dụng trong các thủ tục hành chính trực tuyến, cũng như để mở tài khoản ngân hàng hay các dịch vụ khác yêu cầu xác minh ID khác. Trên thực tế, chương trình My Number đã được triển khai từ năm 2015 và chi 880 tỷ JPY (8 tỷ USD) để triển khai, thế nhưng đến nay mới chỉ có 15% dân số Nhật Bản đã nhận được thẻ.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trở nên phức tạp và mất kiểm soát như thời gian qua, thì Chương trình My Number lại hiện lên, “sừng sững” như một biểu tượng cho sự thất bại trong chính sách kỹ thuật số của đất nước mặt trời mọc.

Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào các bản khai giấy và lao động thủ công - một hệ thống hầu như không thay đổi trong nhiều thập kỷ và đã được chứng minh là cực kỳ kém hiệu quả trong đại dịch vừa qua.

Một ví dụ cụ thể, Chương trình phát tiền mặt khẩn cấp năm ngoái của Chính phủ yêu cầu cư dân điền đơn và gửi qua đường bưu điện. Các thành phố đã phải in và gửi đơn đến các hộ gia đình, thiết lập các trung tâm tổng đài để trả lời các câu hỏi và xử lý thủ công từng đơn gửi lại cho họ. Chính sách này được công bố vào tháng 4 năm 2020, thế nhưng nhiều người dân cho biết, họ đã gọi hàng trăm cuộc điện thoại đến tổng đài, nhưng vẫn không thể nhận được sự trợ giúp.

Một năm sau, Nhật Bản cũng đang phải vật lộn với những nút thắt tương tự. Trong khi nhiều quốc gia vận hành hệ thống đặt vaccine trực tuyến sử dụng ID hoặc số điện thoại di động của người dân, thế nhưng Nhật Bản lại bắt đầu chương trình tiêm chủng của mình bằng cách yêu cầu các thành phố gửi phiếu tiêm chủng cho những người dân đủ điều kiện. Hoạt động thủ công này vừa tốn kém vừa chậm trễ, dẫn đến việc đến cuối tháng 4 vừa qua mới chỉ có khoảng 100 người đã tiêm đủ 2 liều.

Đây chỉ là một số trong nhiều chính sách mà từ đó đã được gọi là "thất bại kỹ thuật số" của Nhật Bản.

những nỗ lực của Thủ tướng Suga

Tình thế cấp bách đó đã thúc đẩy chính quyền của Thủ tướng Suga phải nỗ lực hết mình để phát triển kỹ thuật số. Vừa qua, ông đã thành lập một cơ quan kỹ thuật số, dự kiến cơ quan này sẽ kiểm soát toàn bộ ngân sách hệ thống CNTT của chính phủ, trị giá khoảng 800 tỷ JPY trong năm tài chính 2020.

Bằng cách hợp lý hóa phần mềm và áp dụng tiêu chuẩn trên tất cả các bộ ngành và chính quyền địa phương, ông Suga có kế hoạch áp dụng kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của thủ tục hành chính, cũng như các lĩnh vực trọng yếu khác như y tế và giáo dục.

Ông Takuya Hirai, một chuyên gia CNTT trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền được phân công giữ trọng trách Bộ trưởng Cải cách hành chính. Các điều chỉnh chính sách pháp lý của Bộ Cải cách hành chính đã được phê duyệt và thông qua vào tháng 5, dự kiến tháng 9 tới Bộ này sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Takuya Hirai, một chuyên gia CNTT thuộc Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền được giao giữ trọng trách Bộ trưởng Cải cách hành chính của Nhật Bản

Takuya Hirai, một chuyên gia CNTT thuộc Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền được giao giữ trọng trách Bộ trưởng Cải cách hành chính của Nhật Bản

Một số chuyên gia cho rằng Thủ tướng Suga sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn trong việc thành lập một tổ chức kỹ thuật số có năng lực thực sự. Nỗ lực này sẽ đòi hỏi phải thu hút nhân tài từ lĩnh vực công nghệ của Nhật Bản - vốn đang bù đắp cho sự thiếu hụt kỹ sư bằng cách thuê nhân tài nước ngoài. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Hirai đã loại trừ khả năng này. Ông nói, cơ quan kỹ thuật số "sẽ không thuê công dân nước ngoài làm công chức."

Việc tuyển dụng nhân sự cho Bộ mới này đang được tiến hành bởi văn phòng chiến lược công nghệ thông tin - một bộ phận của Ban Thư ký Nội các. Ông Hirai cũng mời các giám đốc điều hành ngành công nghệ vào làm cố vấn. Công ty Herp có trụ sở tại Tokyo đã được lựa chọn để cung cấp phần mềm trực tuyến để quản lý quy trình tuyển dụng từ xa.

Một trong những dự án mà Bộ này sẽ giám sát bao gồm việc toàn dân có được thẻ My Number vào tháng 3 năm 2023, đưa 98% thủ tục hành chính trực tuyến vào năm 2025, chuyển dữ liệu được lưu giữ ở mỗi đô thị lên đám mây và tạo một danh mục kỹ thuật số mới cho các kỳ thi công chức.

Muộn còn hơn không! Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia khá tụt hậu trong việc xây dựng chính quyền điện tử tại Châu Á. Trước đó, Ấn Độ đã đưa hệ thống nhận dạng quốc gia của mình - Aadhaar, vào hoạt động vào năm năm 2010, cho đến nay gần như tất cả 1,3 tỷ người dân Ấn Độ đã đăng ký sử dụng. Trong khi đó Singapore có kế hoạch cung cấp tất cả các dịch vụ của chính phủ trực tuyến vào năm 2023.

Những thành tựu của Việt Nam trong việc xây dựng chính quyền điện tử

Tại Việt Nam, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, chúng ta đã có sự tăng hạng về chính phủ điện tử liên tục trong 06 năm qua (từ vị trí thứ 99 năm 2014 lên vị trí thứ 86 trong năm 2020). Năm 2020, chỉ số dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam là 0,6529 điểm; chỉ số về cơ sở hạ tầng viễn thông là 0,6694 điểm (đều ở mức cao theo chỉ số đánh giá của Liên Hợp Quốc). Đặc biệt, cũng trong năm 2020, Việt Nam là một trong số không nhiều những quốc gia trên thế giới được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về những kết quả tích cực trong xây dựng và phát triển chính phủ điện tử.

Từ cuối năm 2019, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã được đưa vào vận hành và được kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tại các bộ, ngành, địa phương. Đây là nơi cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.

Phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển

Phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển

Theo kế hoạch, trong năm 2020 Cổng Dịch vụ công Quốc gia tích hợp tối thiểu 30% các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, sau đó mỗi năm tích hợp 20% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của các bộ, ngành, địa phương. Tính đến tháng 6/2021, số thủ tục hành chính cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 6.595 thủ tục với hàng trăm nghìn hồ sơ được trực tuyến được thực hiện.

Như vậy, Việt Nam đã có sự thay đổi lớn về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3 và mức độ 4) với số lượng tăng vượt trội so với những năm trước đây. Đây là kết quả quan trọng mà Việt Nam đã đạt được nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng để phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là nỗ lực tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng chính quyền kỹ thuật số tại Nhật Bản và những thành tựu của Việt Nam tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713952952 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713952952 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10