Chuyển đổi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị theo hướng bền vững hơn là một trong những xu thế mà cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đang rất quan tâm và dành nhiều ưu tiên.
>>>Trách nhiệm xã hội là nhân tố để doanh nghiệp phát triển bền vững
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).
Ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng, với hơn 96% doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều các hạn chế thì bài toán chuyển đổi sang mô hình kinh tế phát thải thấp thực sự là thách thức.
Để thúc đẩy các sáng kiến hướng tới nền kinh tế các- bon thấp phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam có mấy vấn đề cần lưu ý: nhận thức toàn diện về cơ hội, thách thức của nền kinh tế cac- bon thấp đối với sản xuất, kinh doanh; hành lang pháp lý đồng bộ, nhất quán phù hợp với các yêu cầu quốc tế và tình hình trong nước; nguồn lực tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và chuyển đổi quy trình công nghệ theo hướng sản xuất, kinh doanh phát thải thấp.
Đứng trước xu thế, áp lực mạnh mẽ của thị trường thế giới cũng như trong nước, một trong những giải pháp sáng tạo, rất hữu hiệu cho các vấn đề nêu trên là Việt Nam cần sớm nhất có thể xây dựng, đưa vào vận hành thị trường các- bon trong nước. Đây sẽ là một quá trình đòi hỏi đầu tư nhiều về kỹ thuật, nhân lực và tài chính.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi xây dựng thành công thị trường các- bon, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng sẽ tận dụng được những cơ hội trong việc giảm phát thải các- bon, áp dụng mô hình kinh tế phát thải thấp. Điều này sẽ tạo ra các cơ hội liên kết của Việt Nam với thị trường các- bon trên thế giới và trong khu vực cũng như tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, việc hình thành thị trường các- bon còn là một cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa các- bon.
Đến bây giờ thì chúng ta đều đã có chung một tầm nhìn là thực hiện phát triển bền vững nói chung, chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống “vị” lợi nhuận sang kinh doanh bền vững không còn là một lựa chọn “làm” hay “không làm”, mà đã trở thành con đường duy nhất cho tương lai tốt đẹp của thế hệ nay và mai sau. Trên con đường đó thì doanh nghiệp đóng một vai trò trọng yếu, không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là đối tượng có trách nhiệm đóng góp.
Một mặt, thực hiện chiến lược kinh doanh bền vững, hướng tới 17 SDGs sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đó là gia tăng lòng tin, nhận được sự ghi nhận của người tiêu dùng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý, người lao động và cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động, từ đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận, thu hút đầu tư tốt hơn, giúp doanh nghiệp tăng trưởng vững chắc trong dài hạn.
Mặt khác, để thu hoạch được những quả ngọt đó thì doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia, đóng góp vào các nỗ lực chung của Chính phủ, của xã hội. Doanh nghiệp cần chuyển đổi trong tư duy kinh doanh, không đánh đổi lợi ích xã hội và môi trường lấy lợi nhuận trước mắt, từ đó chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng phát thải thấp, bền vững hơn; cũng như đóng góp tích cực về mặt nhân lực, vật lực, tài lực, kiến thức trí tuệ để đẩy nhanh hơn “con tàu” đi đến đích phát triển bền vững.
Quản lý chuỗi cung ứng xanh gắn liền với quản trị các mắt xích của nó, bao gồm thiết kế xanh, vận hành xanh, thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, quản lý chất thải, sản xuất xanh…Khi các mắt xích đó đều “xanh” thì doanh nghiệp sẽ có thể nâng cao năng lực sản xuất, năng lực vận hành, đồng thời hình thành nên hệ sinh thái xanh, bền vững xoay quanh doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và gia tăng khả năng thích ứng, chống chịu, phục hồi của doanh nghiệp trước các cú sốc của thị trường.
Thực tế, trên toàn cầu, chuyển đổi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị theo hướng bền vững hơn là một trong những xu thế mà cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đang rất quan tâm và dành nhiều ưu tiên.
>>>Lan toả Bộ chỉ số CSI trong cộng đồng doanh nghiệp
>>>Nhân rộng mô hình Bộ chỉ số CSI
Đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, theo tôi, để xây dựng chuỗi cung ứng xanh thì mắt xích nằm ở chính doanh nghiệp, trong tư duy và phương pháp quản trị doanh nghiệp bền vững. Để cải thiện hoạt động quản trị, các doanh nghiệp hiện nay cần quan tâm, đầu tư cho việc thực hành khung Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG), đồng thời nghiên cứu áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) – một công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp bền vững dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam mà VCCI đã dày công phát triển và giới thiệu từ năm 2016.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn cũng cần đẩy mạnh hơn hoạt động tăng cường năng lực trong thực hiện phát triển bền vững cho chính các nhà cung cấp, các doanh nghiệp vệ tinh trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của mình.
Ngày 23/8/2023, VCCI sẽ tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) lần thứ 10 với chủ đề “Cuộc đua xanh toàn cầu: Từ chiến lược đến thực hành kinh doanh bền vững”. Tất cả những nội dung tôi vừa chia sẻ trên đây, từ thúc đẩy sáng kiến kinh doanh hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, xây dựng chuỗi cung ứng xanh, thực hành ESG, chuyển đổi năng lượng… sẽ được thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn, và những sáng kiến, thực hành tốt liên quan đến các chủ đề này cũng sẽ được giới thiệu đến các đại biểu tham dự VCSF 2023.
Có thể bạn quan tâm
15:17, 01/08/2023
05:25, 27/07/2023
11:00, 26/07/2023
01:00, 20/07/2023
11:33, 13/07/2023
14:17, 07/07/2023