Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương

Diendandoanhnghiep.vn Đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết được nhiều tỉnh, thành phố chú trọng nhằm hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp địa phương phát triển.

>> FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Thúc đẩy mạnh mẽ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

 Đồng chí Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế TW, đồng chíp/Phạm Tấn Công – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN,p/Bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú, UNDP Việt Nam, đồng chí Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các vị khách mời gõ trống phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2022

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế TW, đồng chí Phạm Tấn Công – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú, UNDP Việt Nam, đồng chí Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các vị khách mời gõ trống phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2022

Xu hướng khởi nghiệp của các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh/thành hiện nay vẫn dựa vào nguồn tài nguyên bản địa nên chủ yếu vận hành theo mô hình truyền thống (doanh nghiệp SME), có vận dụng một chút yếu tố đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, tại các đô thị lớn, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) đã gia tăng. Bởi vậy, Việt Nam hiện nay có 2 đối tượng là doanh nghiệp SME và startup – đóng vai trò không thể thiếu trong Hệ sinh thái khởi nghiệp.

Thiên thời - Địa lợi

Các doanh nghiệp khi khởi nghiệp tại địa phương đã nhận được sự hỗ trợ và kết nối tích cực từ chính quyền các cấp tỉnh/thành. Thực tế này thể hiện ở rất nhiều hoạt động khởi nghiệp được chính quyền địa phương quan tâm, tạo môi trường thuận lợi nhất. Nhiều tỉnh/thành đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương theo giai đoạn.

Hàng năm, Ủy ban Nhân dân các tỉnh đã cụ thể hóa quyết định bằng việc ban hành Kế hoạch hành động cụ thể. Trong đó, nhiều tỉnh tập trung: Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp trong tỉnh về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Đào tạo, tập huấn khởi nghiệp; Truyền thông; Tham gia các hội nghị, hội thảo, học tập kinh nghiệm để kết nối các mạng lưới khởi nghiệp trong và ngoài nước; Cuộc thi khởi nghiệp địa phương…

Bởi vậy, những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng nhiều năm qua được ghi nhận triển khai tích cực và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Một số tỉnh, thành còn được cộng đồng khởi nghiệp nhắc đến như Bến Tre với chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp”, Đồng Tháp với “Đất Sen Hồng khởi nghiệp”, tỉnh Thừa Thiên – Huế - “Cố Đô khởi nghiệp” …

Bộ Khoa học và Công nghệ hàng năm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ và kết nối khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các địa phương thông qua Techfest vùng. Mục đích của Techfest vùng nhằm hướng đến việc thúc đẩy liên kết các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo vùng, địa phương (doanh nghiệp khởi nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ,..) với Hệ sinh thái quốc gia và quốc tế; tạo dựng và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sáng tạo cho các bạn trẻ tại địa phương. Đây cũng chính là dịp để quảng bá các sản phẩm, dự án khởi nghiệp của các doanh nghiệp trong vùng; tôn vinh các tổ chức, cá nhân thành công.

>> FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động xã hội

>> FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh là "điểm sáng"

Cần lắm.. Nhân hòa

Từ thực tế xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở một số tỉnh, thành cho thấy, sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền hết sức quan trọng. Nếu thiếu sự tham gia của các cấp chính quyền, hoạt động khởi nghiệp sẽ manh mún và khó bền vững. Hơn nữa, các cấu phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh còn hoạt động rời rạc, chưa thiết lập nhiều quan hệ hợp tác đang là những yếu điểm của các địa phương.

Đánh giá về xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp miền Trung, ông Lý Đình Quân, Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo Sông Hàn (Sông Hàn Incubator), Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia cho rằng: “Hệ sinh thái khởi nghiệp ở miền Trung cơ bản đã qua giai đoạn nhận thức, đặc biệt Đà Nẵng, Huế và Quảng Nam. Các địa phương còn lại chưa hình thành được hệ thống nguồn nhân lực, kết nối các thành tố, sự quan tâm cũa lãnh đạo, thiếu các nhân tố kiến tạo nên hệ sinh thái còn ở giai đoạn hình thành. Ba địa phương đầu tàu như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã đẩy mạnh được hệ thống cơ chế, chính sách, kết nối các nguồn lực. Tuy nhiên, mỗi địa phương vẫn còn có điểm yếu khác nhau: như Đà Nẵng thiếu các chính sách hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp theo chiều sâu, thiếu mạng lưới chuyên gia (cố vấn), mạng lưới nhà đầu tư hạt giống, các trường đại học vào cuộc vẫn chậm và thiếu động lực phát triển”.

Còn ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhấn mạnh: “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo địa phương là nòng cốt của Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia nên việc xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương chính là sử dụng nguồn lực địa phương để đầu tư xây dựng cho quốc gia.

Việc liên kết các nguồn lực chính là thể hiện sức mạnh Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương như tỉnh, thành có nhiều trường đại học có thế mạnh phát triển khoa học công nghệ, địa phương có nhiều doanh nghiệp sẽ có lợi phát triển các nhà đầu tư. Vì vậy, muốn phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương cần gắn liền với khai thác nguồn lực địa phương với liên kết nguồn lực bên ngoài (quốc gia và quốc tế), cần xây dựng mạng lưới các chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư – đây là những những thành tố quan trọng cho Hệ sinh thái khởi nghiệp”.

Ông Lương Trọng Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn:

1. Đề nghị VCCI tiếp tục hỗ trợ, tư vấn xây dựng, đào tạo mạng lưới cố vấn và huấn luyện viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tại địa phương, kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; kết nối các nguồn lực trong và ngoài nước.

2. Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục quan tâm hướng dẫn nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương, đặc biệt các tỉnh đặc thù miền núi, trong đó có Lạng Sơn; tăng cường kết nối các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia, của vùng với Khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Lạng Sơn; tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực hệ sinh thái KNĐMST; tổ chức các chương trình giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệp về KNĐMST tại nước ngoài.

3. Đề nghị các chuyên gia về KNĐMST, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến hoạt động KNĐMST của tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp và các mô hình triển khai các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST từ Quốc tế, từ các tỉnh bạn.

Ông Trần Công Hòa - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi:

Với xuất phát điểm là một tỉnh có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và là địa phương đi sau trong việc xây dựng hệ sinh thái KNĐMST, tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ sinh thái KNĐMST ở những nội dung:

- Giải pháp để xây dựng hệ sinh thái mở, tiếp cận và kết nối nguồn lực để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương.

- Các vấn đề liên quan đến việc xây dựng Trung tâm hỗ trợ KNĐMST tại địa phương.

- Kinh nghiệm xây dựng quỹ hỗ trợ KNĐMST.

Ông Lê Công Nhường - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định:

Tuy xuất phát điểm từ khá sớm nhưng cho đến nay Hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Bình Định vẫn chưa thật sự phát triển có hiệu quả, do vậy tỉnh Bình Định mong muốn được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Một số nội dung cần trao đổi như sau:

- Hỗ trợ, tư vấn lộ trình xây dựng HST khởi nghiệp tại địa phương;

- Lộ trình đào tạo, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để phục vụ công tác có hiệu quả hơn;

- Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cố vấn, đội ngũ nhà đầu tư tại tỉnh;

- Kinh nghiệm xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Giai đoạn nào thành lập là phù hợp;

- Cách thức vận hành Trung tâm khởi nghiệp ĐMST tại địa phương một cách có hiệu quả;

- Vấn đề kết nối truyền thông với mạng lưới Hệ sinh thái khởi nghiệp cả nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713485637 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713485637 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10