Xây dựng nguồn nhân lực sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

HẠNH LÊ 21/07/2024 02:30

Trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá vừa là yếu tố đột phá vừa đặt ra những thử thách đặc biệt so với các làn sóng công nghệ trước đó.

>>>Cần mở thêm các khoa đào tạo về công nghệ, trí tuệ nhân tạo (Al)

Trong tài liệu mới công bố, Google nhận định, AI góp phần mở ra những cơ hội to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam thông qua việc tăng năng suất và hiệu quả hoạt động. Trí tuệ nhân tạo có thể xem là yếu tố đột phá, song cũng sẽ đặt ra những thử thách đặc biệt so với các làn sóng công nghệ trước đó, đòi hỏi có những giải pháp mới để đảm bảo mang lại lợi ích cho lực lượng lao động tại Việt Nam. 

AI đang có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và được đánh giá là yếu tố tạo sự đột phá chonền kinh tếp/

AI đang có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và được đánh giá là một trong những yếu tố tạo sự đột phá cho nền kinh tế

Khảo sát “Hopes and Fears Global Workforce Survey 2023” do PwC thực hiện cho thấy, người lao động tại Việt Nam nhìn chung lạc quan về những cơ hội và lợi ích AI mang lại; 60% số người được hỏi đồng ý rằng AI có thể giúp cải thiện năng suất lao động tại nơi làm việc; 58% tin rằng AI mở ra cơ hội học các kỹ năng mới. Về những lo ngại, không ít người bày tỏ AI có thể dẫn đến mất việc làm ở một số lĩnh vực.

Từ những khả năng kép nói trên, vấn đề đặt ra: làm thế nào để chuẩn bị lực lượng lao động sử dụng AI một cách hiệu quả, tức là giúp người lao động tăng năng suất làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn và làm cho kỹ năng có giá trị hơn? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn với lực lượng lao động cũng như trang bị cho họ những kỹ năng số chuẩn bị cho kỷ nguyên AI…

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, theo Google, đang thiếu hụt chuyên gia AI. Do đó, xây dựng lực lượng lao động chuyên môn về AI là rất quan trọng để đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu cho các dự án AI. Theo báo cáo gần đây của Salesforce, giải quyết tình trạng thiếu nhân tài AI là rất cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành AI Việt Nam trong khu vực.

Từ thực tế trên, Google khuyến nghị, xây dựng lực lượng lao động được AI hỗ trợ sẽ đòi hỏi một tầm nhìn chung và trách nhiệm chung giữa các bên liên quan, trong đó có vai trò rất quan trọng của Chính phủ, doanh nghiệp. Cụ thể, Chính phủ cần hỗ trợ mở rộng quy mô các chương trình đào tạo AI tạo “độ phủ” trong cộng đồng; đồng thời có biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn, được ví như “tấm đệm lò xo” giúp người lao động bị ảnh hưởng bởi AI có thể được đào tạo lại kỹ năng, nhanh chóng thích nghi và tìm kiếm được công việc mới, tốt hơn.

Trong khi đó, doanh nghiệp có vai trò trong việc phát triển các chương trình đào tạo kỹ năng mới tập trung vào chuẩn bị cho AI. Tuy nhiên, với tác động chuyển đổi của AI đối với tất cả lĩnh vực kinh tế, nỗ lực của từng công ty là không đủ. Các doanh nghiệp, tốt nhất là thiết lập các mối quan hệ đối tác đào tạo AI đa ngành mới để đảm bảo người lao động trong các ngành công nghiệp sẵn sàng khai thác AI một cách hiệu quả.

Những nỗ lực trên đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động thuộc mọi tầng lớp được tiếp cận các kỹ năng và phát triển kiến thức chuyên môn từ AI.

Chương trình đào tạo

Xây dựng nguồn nhân lực sẵn sàng cho AI với các chương trình đào tạo và đào tạo lại kỹ năng chính là nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho ngành AI Việt Nam trong khu vực 

Bên cạnh đó, ngoài việc thu hẹp khoảng cách về kỹ năng số, điều quan trọng là đảm bảo rằng các chương trình nâng cao và tái đào tạo AI có tính bao trùm, bền vững nhưng phải rất linh hoạt để chuẩn bị cho người lao động được phát triển trong một môi trường thay đổi nhanh.

Để đạt được mục tiêu trên, cần khuyến khích phát triển các chương trình chứng chỉ nghề nghiệp và đào tạo hợp tác với các ngành khác nhau nhằm tạo ra các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ các kỹ năng liên ngành toàn diện hơn. Việc này sẽ giúp cho lao động trẻ được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho tương lai dựa trên AI.

Ngoài ra, cam kết đào tạo đội ngũ nhân lực trong thời gian ngắn nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu AI quốc gia và tăng nguồn cung nhân lực AI tại địa phương; phát triển chương trình đào tạo điều chỉnh hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi AI, tập trung vào những lao động có thu nhập thấp, cộng đồng nông thôn hoặc chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Đây là chìa khóa để đảm bảo cho mọi tầng lớp có thể nắm bắt các cơ hội kinh tế lớn hơn.

Quan trọng nhất, khi tạo ra các cơ hội nâng cao kỹ năng cho những người lao động trẻ để có thể chuyển đổi sang các công việc có sử dụng AI một cách suôn sẻ chính là hiện thực hoá tiềm năng đưa Việt Nam thành trung tâm AI hàng đầu khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao văn hoá doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn trong thời đại AI?

    Vì sao văn hoá doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn trong thời đại AI?

    02:30, 14/07/2024

  • Tái định hình tính bảo mật trung tâm dữ liệu và đám mây trong thời đại AI

    Tái định hình tính bảo mật trung tâm dữ liệu và đám mây trong thời đại AI

    16:12, 19/04/2024

  • Hơn 500 học sinh, sinh viên tìm hiểu về ngành học trí tuệ nhân tạo

    Hơn 500 học sinh, sinh viên tìm hiểu về ngành học trí tuệ nhân tạo

    14:04, 05/01/2024

  • Thúc đẩy trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

    Thúc đẩy trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

    00:30, 10/11/2023

  • Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?

    Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?

    02:00, 23/10/2023

  • Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiến vào doanh nghiệp

    Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiến vào doanh nghiệp

    04:00, 14/03/2023

  • Trường đại học

    Trường đại học "bắt tay" doanh nghiệp Đào tạo ngành trí tuệ nhân tạo và Công nghệ Robot

    14:03, 25/04/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

    20:18, 27/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xây dựng nguồn nhân lực sẵn sàng cho kỷ nguyên AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO