Để phát triển bền vững kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng, chuyên gia nhấn mạnh cần phát triển Quảng Ninh, Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển.
>>>Giải pháp kết nối chuỗi đô thị thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng
Ngày 26/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội thảo “Phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Nam Định.
Phát biểu tại Hội thảo “Phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ông Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định nhấn mạnh, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.
Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54 và Kết luận số 13 thể hiện sự quan tâm đặc biệt và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế để vùng ĐBSH phát triển mạnh mẽ, đi đầu cả nước và là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới.
“Đến nay, sự phát triển của 11 tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cả nước, quy mô kinh tế của vùng đứng thứ 2 trong 6 vùng của cả nước”, ông Phạm Gia Túc nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết nhấn mạnh, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, trên cơ sở đó tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng: Hội thảo “Phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Nam Định tổ chức nằm trong chuỗi hội thảo, tọa đàm phục vụ tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW và kết luận 13-KL/TW của Bộ Chính trị. Hội thảo nhằm: Đánh giá thực trạng; những thành tựu đạt được; các khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng; cơ hội và thách thức trong phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn mới; định hướng và các giải pháp chủ yếu về phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Do đó, đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận vào nhiều nội dung như: đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng GT-VT, cảng biển; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trọng tâm là phát triển mạng lưới giao thông, vận tải; phát triển hệ thống cảng biển. Các đại biểu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển vùng ĐBSH, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế biển vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các trọng tâm là quy hoạch không gian biển; phát triển bền vững kinh tế biển; phát triển năng lượng, công nghiệp ven biển, dịch vụ logistics. Đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển vùng và liên kết vùng; về cơ chế, chính sách tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng và về phát triển thị trường tài chính vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đánh giá về cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH, PGS, TS. Nguyễn Quang Hồng, Học viện Chính trị khu vực I nhận định, cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH tuy đã được chú trọng đầu tư phát triển khá tốt so với các vùng trong cả nước, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sắt và cảng biển trong Vùng vẫn thuộc loại yếu về chất lượng, lạc hậu về công nghệ, đặc biệt là tính kết nối giữa các địa phương và hệ thống vận tải đa phương thức còn rất hạn chế.
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
>>>Xây dựng Ninh Bình thành tỉnh khá của khu vực đồng bằng sông Hồng
“Hệ thống cảng biển thiếu cầu bến cho tàu có trọng tải lớn, đặc biệt là các bãi, bến cho tàu container vận hành trên các tuyến biển xa. Hạ tầng sau cảng như: hệ thống điện, nước và kết nối đường giao thông thủy, sắt, bộ và hàng không trong Vùng và kết nối với mạng quốc gia... chưa đáp ứng yêu cầu để hệ thống logistics phát triển. Hệ thống kho bãi, cảng cạn (ICD), trung tâm logistics, sàn giao dịch vận tải và dịch vụ logistics trong Vùng còn nhiều bất cập cả về không gian, công nghệ, tính đồng bộ và liên thông”, PGS, TS. Nguyễn Quang Hồng nhận định.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo cho rằng trong bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực, trước những yêu cầu mới về thích ứng và phát triển, để đạt được mục tiêu Trung ương Đảng đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phát triển kinh tế biển vùng ĐBSH cần dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển bao gồm quy hoạch không gian biển theo các vùng bảo vệ - bảo tồn, vùng đệm và vùng phát triển kinh tế - xã hội để phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hoá, tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo đảm tính liên kết vùng, giữa địa phương có biển và không có biển.
Để phát triển bền vững kinh tế biển vùng ĐBSH, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong giai đoạn đến năm 2045, cần tiếp tục xây dựng khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển.
Trong đó, Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới. Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển quốc tế, trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Đồng thời, phát triển chế biến thủy sản, nuôi trồng thủy sản ven bờ và xa bờ ở cả Quảng Ninh và Hải Phòng. “Phát triển kinh tế biển vùng nam ĐBSH cần được kết nối không gian với trung tâm phát triển kinh tế ở tiểu vùng Hải Phòng - Quảng Ninh và hành lang kinh tế Đông - Tây với các tuyến kinh tế trọng điểm ở Bắc Trung Bộ”, TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
02:55, 30/06/2022
20:20, 19/04/2022
15:26, 21/10/2020
14:40, 19/06/2019
08:10, 20/05/2018