Khu vực Tây Nguyên sở hữu nhiều loại nông sản được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng, việc xây dựng thương hiệu cho từng loại nông sản là hướng đi cần thiết để nâng cao giá trị.
>>Giải pháp xanh hóa thương hiệu Việt
Tại Kon Tum, sâm Ngọc Linh được coi là một quốc bảo của địa phương, một loại dược liệu quý có giá trị cao. Do đó, hiện nay liên tục bị hàng giả, hàng nhái “tấn công” trên thị trường trực tuyến. Do đó, tỉnh Kon Tum cũng ban hành nhiều công văn liên quan đến bảo vệ thương hiệu cho loại dược liệu quý này.
Ông Lê Ngọc Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết “Tỉnh đã ban hành đề án xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến theo xu hướng quốc tế cho sản phẩm đặc trưng của tỉnh Kon Tum. Mục tiêu giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực của Kon Tum xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến gồm website, hệ thống email, Fanpage trên Facebook, landing page. Bộ nhận diện chủ yếu phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh trực tuyến, tạo sự tin tưởng ổn định đối với khách hàng truyền thống đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng”.
Bơ là loại quả đang được nhiều địa phương tiến hành xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị. Trong đó, Đắk Nông xác định xây dựng cho nhiều hơn 3 loại bơ là đặc sản như bơ booth, bơ 034, bơ hass, cùng với đó là hàng loạt nông sản khác là cà phê, lúa, tiêu, ca cao, điều, sầu riêng. Địa phương định hướng, từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành Nông nghiệp Đắk Nông tập trung phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với phát triển du lịch. Đắk Nông đang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, sinh thái và trách nhiệm.
Ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết: "Chúng tôi chú trọng định hướng, hỗ trợ các cá nhân, đơn vị tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao có tính đặc thù, độc đáo mang đậm bản sắc riêng của Đắk Nông. Các sản phẩm làm ra được khai thác phục vụ phát triển du lịch nâng cao giá trị kinh tế, xây dựng thương hiệu cho nông sản”.
>>Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản Việt vào Australia
Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành đăng ký 26 nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ đối với 23 nhãn hiệu (15 nhãn hiệu chứng nhận; 8 nhãn hiệu tập thể), 3 nhãn hiệu đã nộp đơn cấp văn bằng bảo hộ. Nhiều nhãn hiệu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như: Lúa gạo Cát Tiên, Nếp quýt Đạ Tẻh, Sầu riêng Đạ Huoai, Trà B’Lao, Tơ lụa Bảo Lộc, Cà phê Di Linh, Rau - hoa Đà Lạt, Dâu tây Đà Lạt, Chuối Laba Đạ K’Nàng... Và hiện nay, Lâm Đồng đang xây dựng thương hiệu bơ LD034 của địa phương.
“Sắp tới chúng tôi xây dựng thương hiệu bơ cho tỉnh Lâm Đồng, trái bơ hiện giờ vẫn chủ yếu tiêu thụ thị trường trong nước và một ít xuất khẩu. Xây dựng ương hiệu bơ hướng đến xuất khẩu và tìm kiếm mọt thụi trường ổn định, đồng thời nâng cao giá trị cho trái bơ”, bà Nguyễn Thị Quý Tú – Chi Cục trưởng Chi Cục chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường Lâm Đồng cho hay.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Khương – Giám đốc nhà máy, Công ty TNHH Blaofood nói: “Xây dựng thương hiệu bơ, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng đầu vào sản xuất cho nhà máy. Như vậy chúng tôi cũng có thể dễ dàng chinh phục được các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản”.
Khó khăn nhất của ngành nông nghiệp là xây dựng thương hiệu nông sản, khi hiện nay có đến 90% nông sản xuất thô. Xây dựng thương hiệu cùng với lượng xuất khẩu, giá trị có thể tăng gấp đôi và có điều kiện để đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tăng sản lượng với cùng một diện tích lượng xuất khẩu sẽ tăng lên rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Trân Châu Beach & Resort ra mắt thương hiệu trà sữa Tacerla Tea House
09:28, 11/07/2024
Tập đoàn Mường Thanh kiên trì với sứ mệnh đưa thương hiệu Khách sạn Việt vươn tầm thế giới
16:22, 08/07/2024
Giải pháp xanh hóa thương hiệu Việt
03:00, 02/07/2024
Khẳng định thương hiệu, sản phẩm du lịch ẩm thực của Việt Nam
21:19, 27/06/2024
Đưa sâm Ngọc Linh lên sàn thương mại điện tử
00:30, 02/04/2024
Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản Việt vào Australia
03:00, 10/06/2024
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững
04:30, 02/06/2024