Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng nhưng động lực được tạo nên từ việc nhà nước đổ tiền vào bất động sản và xây dựng hạ tầng.
Sau dịch bệnh COVID-19, lũ lụt, chiến tranh thương mại, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng, dù khó xác định con số trung thực - đó là bí ẩn lớn, và mọi dự báo theo chiều hướng tồi tệ đến thời điểm này vẫn chưa xảy ra!
Trước tới nay, Trung Quốc luôn tin tưởng tuyệt đối vào thị trường trong nước có quy mô lớn nhất thế giới. Đây là cơ sở để ông Tập mạnh dạn ban ra những chính sách đối đầu trực diện với bên ngoài.
Cũng cần nói thêm một chút về “Xinomic” (chính sách kinh tế đặc sắc Tập Cận Bình) đang cố gắng thay đổi nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa tư bản nhà nước”. Rằng, nó không còn là các ống khói cao vút, các nhà máy được đo bằng độ lớn,…
Thay vào đó, “Xinomic” là sự kết hợp giữa mô hình quyền lực tập trung, công nghệ và nền kinh tế năng động sẽ có thể tạo ra tăng trưởng lâu dài hơn.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã sửa đổi hiến pháp, không giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước đối với ông Tập - đó là bước tập trung quyền lực khiến phương Tây ngạc nhiên. Về công nghệ, Bắc Kinh đã âm thầm tạo ra Alibaba, Tencent, Huawei,…
Trung Quốc cũng đã thực hiện phương châm chính phủ linh hoạt, phản ứng nhanh, các điểm nghẽn về thể chế được gột bỏ tối đa,…bằng chứng Trung Quốc vẫn là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới.
Tuy nhiên, hai năm qua, các gọng kìm mà Trung Quốc xây dựng để “bảo kê” cho nền kinh tế lần lượt bị bẻ gãy. Nền công nghệ nước này liên tiếp phơi ra nhiều điểm yếu, điển hình là Huawei không thể sản xuất con chip, nền tảng Android mà smartphone của hãng này phụ thuộc hầu hết vào Mỹ.
Khó khăn “trời giáng” là trận lụt lịch sử kéo dài hơn 1 tháng, nhiều thành phố dọc sông Dương Tử bị phá hủy, bẻ gãy động lực tái khởi động nền kinh tế khi đại dịch tạm lắng xuống.
Chính sách giãn cách xã hội, ngưng trệ chuỗi cung ứng đã lấy đi sức mạnh tiêu thụ của thị trường nội địa - hậu phương vững chắc của Bắc Kinh. (Theo biểu đồ bên dưới) doanh số bán lẻ bắt đầu có xu hướng giảm từ tháng 10/2017, đến tháng 4/2020 đã rơi thẳng đứng, xuống mức -20%, bắt đầu phục hồi từ tháng 5, nhưng rất khó để trở về thời hoàng kim.
e
Lý do là Trung Quốc đã phát động chương trình “tiết kiệm tối đa thực phẩm” để đảm bảo an ninh lương thực. Chuyên gia Imogen Page-Jarrett tại Economist Intelligence Unit bình luận: “Doanh số bán lẻ có lẽ sẽ tồi tệ hơn trong tháng tới do chiến dịch mới của chính phủ nhằm giảm tình trạng lãng phí thực phẩm trong các nhà hàng”.
Để đạt con số tăng trưởng như ý, Trung Quốc bắt đầu đổ tiền ngân sách đầu tư vào hạ tầng và bất động sản. Cách làm này rất khác với Mỹ hay nhiều nước khác - trợ cấp trực tiếp cho người dân và ưu đãi lãi suất, thuế phí cho doanh nghiệp.
Tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã kêu gọi chi tiêu xây dựng gần nơi người dân sinh sống, 37 thành phố của Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng tổng cộng 150 tuyến tàu điện ngầm mới. Tất cả tập trung vào một vài doanh nghiệp nhà nước để tạo ra hàng triệu việc làm!
Hàng chục nhà ga đường sắt cao tốc mới đã được xây dựng tại các thị trấn nhỏ, nơi rất thưa khách. Có những nhà ga ít hơn 3 chuyến tàu dừng lại mỗi ngày. Rất nhiều địa phương tại Trung Quốc đổ nợ vì xây dựng hạ tầng giao thông, có huyện nghèo đã vay tới 5,5 tỷ USD, gấp 40 lần thu ngân sách mỗi năm!
Trong khi cả thế giới tìm chổ trú ẩn từ vàng thì các nhà đầu tư Trung Quốc chọn bất động sản nội địa để tăng cường đầu tư. Hiện tượng này xuất phát từ việc Ngân hàng TW Trung Quốc cắt giảm lãi suất vay mua bất động sản xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua, trung bình 5,28%/năm.
Dù bất cứ lý do gì, Trung Quốc cũng đang tạo ra bong bóng bất động sản từ chính sách tín dụng nới lỏng, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản tại Trung Quốc đang xếp hàng chờ niêm yết trên thị trường chứng khoán để đủ điều kiện huy động vốn.
Vấn đề là khi bong bóng bất động sản đạt đến cực đại, cộng với áp lực nợ công địa phương. Hai “điểm đen” này đã từng gây ra rất nhiều cuộc khủng hoảng như tài chính Mỹ 2008 và nợ công châu Âu năm 2004.
Có thể bạn quan tâm
Do đâu nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng bất kể đại dịch COVID-19?
05:20, 02/08/2020
Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 1)
06:30, 06/07/2020
Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 2)
07:00, 08/07/2020
Viễn cảnh tối tăm của kinh tế Trung Quốc sau dịch bệnh Corona
02:00, 07/02/2020
Rắc rối bủa vây nền kinh tế Trung Quốc
06:49, 13/11/2019
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc: Đâu là nguyên nhân chính?
06:59, 21/10/2019
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, thế giới "lãnh đủ"
06:39, 05/10/2019
Nền kinh tế Trung Quốc: Hiện trạng sau 7 thập kỷ
06:45, 02/10/2019