Xử kín cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, những ai được dự tòa?

Diendandoanhnghiep.vn Là phiên tòa xét xử về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”, vì vậy, bị cáo Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm bị đưa ra xét xử kín, vậy, những ai sẽ được dự tòa?

Sáng ngày 11/12, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử các bị cáo Nguyễn Đức Chung (SN 1967) - cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Phạm Quang Dũng (SN 1983) - cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế - C03, Bộ Công an; Nguyễn Hoàng Trung (SN 1983) - cựu chuyên viên Phòng Thư ký biên tập, Văn phòng UBND TP. Hà Nội và Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974) - cựu Phó trưởng phòng Thư ký biên tập, Văn phòng UBND TP. Hà Nội.

Các bị cáo nêu trên bị truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" theo Điều 337, Bộ luật Hình sự 2015, phiên tòa xét xử các bị cáo là phiên tòa xét xử kín, do thẩm phán Trương Việt Toàn làm chủ tọa, giữ quyền công tố là hai địa Viện Kiểm sát nhân TP. Hà Nội, ông Khuất Hữu Ánh và ông Đỗ Minh Tuấn.

Sáng nay 11/12, vụ án bị cáo Nguyễn Đức Chung và đồng phạm liên quan đến tội danh “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” được đưa ra xét xử - Ảnh: VNN

Sáng nay 11/12, vụ án bị cáo Nguyễn Đức Chung và đồng phạm liên quan đến tội danh “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” được đưa ra xét xử - Ảnh: VNN

Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 1 ngày, tham dự phiên tòa có 7 luật sư tham gia bào chữa cho 4 bị cáo, trong đó, ông Chung có 4 luật sư.

Theo các chuyên gia pháp lý, xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, nhưng khi tuyên án thì phải công khai. Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết.

Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty luật HPVN chia sẻ: Tòa án nhân dân áp dụng xét xử kín vụ án này là đúng với các quy định hiện hành, bởi bị cáo Nguyễn Đức Chung cùng các đồng phạm bị truy tố về tội danh liên quan đến tài liệu bí mật nhà nước nên tòa án sẽ tiến hành xử kín nhằm giữ kín các bí mật này.

Cũng theo Luật sư Hiệp, dù được xử kín nhưng tòa vẫn sẽ tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 (Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015), khi tuyên án, tòa chỉ đọc phần quyết định trong bản án, chứ không đọc toàn bộ bản án.

Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Nguyễn Đức Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường. Để nghe ngóng, bị cáo Chung đã liên hệ và đề nghị Phạm Quang Dũng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, thực hiện đề nghị của ông Chung, Phạm Quang Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước, độ mật liên quan đến vụ án Nhật Cường, cũng thời gian này, Dũng đã chuyển cho bị cáo Chung hai lần gồm 6 tài liệu, còn đối với Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc, hai bị cáo này tham gia in, chỉnh sửa 3 tài liệu mật cho ông Chung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xử kín cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, những ai được dự tòa? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713484738 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713484738 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10