Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp trong 3 tháng đầu năm chủ yếu do xuất khẩu sản phẩm chế tạo thu hẹp.
>>>Tăng trưởng trước áp lực xuất khẩu giảm: Ứng phó chính sách linh hoạt
Đây là nhận định vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cập nhật trong bản tin Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2023.
Theo WB, cả xuất khẩu và nhập khẩu quý 1 của Việt Nam giảm lần lượt là 11,8% và 14,6% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là quý thứ hai liên tiếp hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam bị thu hẹp. Xuất khẩu quý 1 giảm chủ yếu do hai nhóm hàng là máy vi tính, điện thoại, điện tử và máy móc với mức giảm khoảng 14,3% so với cùng kỳ và các sản phẩm dệt may, da giày giảm khoảng 18%.
Phản ánh sự sụt giảm trong xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu linh kiện điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử và máy móc cũng giảm 23% so cùng kỳ cho thấy sự phụ thuộc lớn của xuất khẩu công nghệ cao vào các đầu vào nhập khẩu này. Ngoài ra, là đầu vào chính của ngành dệt may và da giày, nhập khẩu bông, sợi dệt, vải và giày dép cũng giảm 21%.
Là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế, xuất nhập khẩu giảm đã ảnh hưởng tăng trưởng GDP của Việt Nam. Ghi nhận trong quý 1, GDP tăng trưởng 3,3%, chậm lại so với mức 5,9% trong quý 4 năm 2022. Đây là lần thứ 2 trong suốt thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng quý 1 thấp như vậy.
WB nhận định, tốc độ tăng trưởng thấp phần lớn cũng do sự thu hẹp của ngành công nghiệp (-0,4% so với cùng kỳ) so với mức trung bình 5,3% trong giai đoạn 2020- 2022 và ảnh hưởng đến tăng trưởng (-0,1 điểm % đóng góp vào GDP). Sự suy giảm trong ngành công nghiệp phản ánh mức giảm 11,8% trong xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Trong bối cảnh trên, điểm sáng trong tăng trưởng GDP quý 1 từ các ngành dịch vụ tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ, đóng góp 2,9 điểm % vào GDP hay nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở mức 2,5% và đóng góp 0,3 điểm % vào tăng trưởng GDP.
>>>Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu
Xuất nhập khẩu giảm và sự thu hẹp của ngành công nghiệp cũng góp phần làm giảm tăng trưởng tín dụng còn 9,5% trong quý 1 - mức thấp nhất kể từ năm 2020. Để hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần giảm lãi suất điều hành trong tháng 3, kéo theo việc giảm lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại.
Một chỉ số khác cũng có dấu hiệu sụt giảm, theo WB là vốn đầu tư nước ngoài quý 1 giảm 40% so với cùng kỳ trong bối cảnh bất định toàn cầu ở mức cao. Điều này phản ánh tác động của những bất định đến triển vọng kinh tế toàn cầu và việc thắt chặt chính sách điều kiện tài chính ở các nền kinh tế phát triển. Giải ngân vốn FDI (hay tình hình thực hiện các cam kết FDI) tại Việt Nam bắt đầu chậm lại trong quý 1.
Trước thực tế trên, WB khuyến nghị, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trong quý 1 cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu nhu cầu trong nước và bên ngoài vẫn tiếp tục yếu, Chính phủ có thể xem xét hỗ trợ tổng cầu thông qua đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ khu vực tài chính là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có nhiều bất ổn, kinh tế trong nước chậm lại.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu đói đơn hàng.
11:46, 14/04/2023
Nam Định: Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại đa kênh để mở rộng xuất khẩu
01:27, 14/04/2023
Giấc mơ xuất khẩu dịch vụ logistics
13:24, 13/04/2023
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc "gặp khó" vì thuế hạn ngạch
04:30, 03/04/2023
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu lớn xuất khẩu 14 tỷ USD Quý II
14:46, 01/04/2023
Doanh nghiệp ứng phó sụt giảm đơn hàng xuất khẩu
04:00, 23/03/2023