Xuất khẩu hồ tiêu “gặp khó” vì… thủ tục Hải quan

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù được cho là sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, thế nhưng, mặt hàng hồ tiêu đen (mã HS 0904.11.20) lại bị đưa vào danh mục xuất khẩu có điều kiện và thuộc đối tượng quản lý rủi ro…

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu 154.000 tấn hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt 497 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 7,5% tuy nhiên kim ngạch tăng 39,8%. Năm 2020, mặt hàng này của Việt Nam cũng đã xuất khẩu 285.000 tấn đến hơn 110 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 660 triệu USD.

Giàu tiềm năng và thế mạnh là như vậy, thế nhưng gần đây, các doanh nghiệp khi mở tờ khai xuất khẩu hồ tiêu thay vì là luồng xanh (miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa) như trước, mặt hàng này lại bị xếp vào “luồng vàng” (bị kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ).

Không chỉ có vậy, với việc bị đưa vào “luồng vàng” tỷ lệ tờ khai đã tăng từ 8% lên đến 60%, và tập trung chủ yếu ở mặt hàng tiêu đen, làm tăng chi phí của doanh nghiệp và tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện để xử lý hồ sơ thông quan.

Việc bị đưa vào

Việc bị đưa vào "luồng vàng" đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu gặp khó - Ảnh: BGL

Trước thực trạng đã nêu, ngày 12/7, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan kiến nghị, xem xét cơ chế phân luồng kiểm tra đối với sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu.

Đến ngày 21/7, Cục Quản lý rủi ro - Tổng cục Hải quan, đã có văn bản số 173/QLRR-P3 phản hồi, tại nội dung văn bản, Cục quản lý rủi ro đã dẫn một số quy định của pháp luật và xác định: “Trường hợp cụ thể của Hiệp hội, mặt hàng Hồ tiêu là mặt hàng xuất khẩu nằm trong Danh mục dược liệu có điều kiện theo pháp luật quản lý chuyên ngành được quy định tại Điều 92 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược quy định: “Cơ sở kinh doanh dược khi thông quan xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:…” và Thông tư số 03/2016/TT-BYT quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu: “Cơ sở Việt Nam xuất khẩu dược liệu phải đủ điều kiện đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi bán buôn dược liệu”,...

Cũng theo đơn vị này, trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là dược liệu không dùng cho mục đích làm thuốc của Bộ Y tế thì cơ quan Hải quan thực hiện thông quan trên hệ thống, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu không có chức năng kinh doanh dược, mà chỉ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản, cùng với đó, Thông tư số 37/2018/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng xác định hồ tiêu là 1 trong 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia.

Trường hợp của mặt hàng hồ tiêu đang cho thấy sự thiếu thống nhất, chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành - Ảnh minh họa

Trường hợp của mặt hàng hồ tiêu đang cho thấy sự thiếu thống nhất, chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành - Ảnh minh họa

Cũng theo vị Chủ tịch VPA, ngày 04/3/2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BYT loại bỏ một số mặt hàng ra khỏi danh mục dược liệu, trong đó có hồ tiêu và chỉ quy định trường hợp hồ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về dược.

Theo thống kê của VPA, tỷ lệ mặt hàng hồ tiêu đen xuất khẩu chiếm 80% trên tổng số lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam (các mặt hàng còn lại bao gồm: tiêu đen xay, tiêu trắng, tiêu trắng xay, tiêu ngâm giấm,....), được các doanh nghiệp xuất theo dạng tiêu hạt.

“Hồ tiêu đen xuất khẩu là một loại hàng hóa nông sản xuất khẩu thông thường, chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại thị trường nhập khẩu, trong khi, các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe đối với mặt hàng dược liệu và chưa có doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được”, ông Nguyễn Nam Hải chia sẻ.

Được biết, không đồng tình trước những bất cập đã nêu, ngày 22/7, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan kiến nghị bỏ mặt hàng hồ tiêu đen (mã HS 0904.11.20) ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện và không thuộc đối tượng quản lí rủi ro.

Việc thiếu thống nhất, chồng chéo về thủ tục hồ sơ chuyên ngành trong xuất nhập khẩu không phải là câu chuyện mới, vụ việc của Công ty TNHH GFC Omega Việt Nam có trụ sở tại số 35 A22, Khu đô thị Geleximco – Bắc An Khánh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội từng là ví dụ điển hình.

Khi chính sự chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành đã khiến doanh nghiệp này “chết yểu”, bất chấp sản phẩm nguyên liệu bổ sung thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp nhập về đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành, tuy nhiên, quá trình kiểm tra, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho rằng những mặt hàng này phải xin phép Cục Hóa chất – Bộ Công Thương.

Để tránh những trường hợp tương tự, “gây khó” cho doanh nghiệp dẫn đến hệ lụy, Diễn đàn Doanh nghiệp xin được phản ánh những nội dung đã nêu đến các cơ quan liên quan để tìm câu trả lời và sẽ tiếp tục thông tin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu hồ tiêu “gặp khó” vì… thủ tục Hải quan tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714132598 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714132598 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10