Xuất khẩu nông sản sang EU tăng mạnh

LINH NGA 11/01/2022 04:00

Nếu như năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu mới chỉ chiếm 8,98%, thì năm 2021 đã lên đến 11,5% trong tổng kim ngạch toàn ngành.

>>Vì sao xuất khẩu nông sản sang Nga vẫn chưa được như kỳ vọng?

với mặt hàng gạo, trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị EU bị áp thuế 45%. Thậm chí một số nước trong khối áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn.

Với mặt hàng gạo, trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị EU bị áp thuế 45%. Thậm chí một số nước trong khối áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn.

Châu Âu hiện là thị trường lớn thứ 3 của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, sau châu Á và châu Mỹ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam (bao gồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU cụ thể như sau: cà phê (chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính sang EU), hạt điều (chiếm 33%), cao su (chiếm 7,9%), rau quả (chiếm 7,8%), hạt tiêu (chiếm 7,4%), gạo (chiếm 1,7%) và chè (chiếm 0,1%). Cơ cấu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang EU 11 tháng năm 2021 (% tính trị giá).

Về thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên EU, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ giảm nhẹ: Đức (chiếm 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang EU, đạt 641 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020), Hà Lan (chiếm 22,5%, đạt 500 triệu USD, tăng 1,9%), Italy (chiếm 12,8%, đạt 285 triệu USD, tăng 3,2%), Tây Ban Nha (chiếm 9%, đạt 202 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%), Pháp (chiếm 6,4%, đạt 142 triệu USD, tăng 25,2%),...

Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Phần Lan (tăng 198%), Hungary (tăng 86,9%), Cộng hoà Séc (tăng 49,2%),...

EU là một trong các thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Hiệp định EVFTA được coi là cơ hội để nông sản Việt liên kết sâu rộng vào thị trường lớn, có giá bán cao, nhưng cũng là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa để tăng trưởng xuất khẩu bền vững sang thị trường “khó tính” này.

>>Tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu

gd

Vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp cần đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU.

Mặc dù Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu trong thương mại hai chiều với EU, nhưng EU cũng đang đàm phán hiệp định thương mại với các quốc gia khác trong khu vực. Do đó, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội của “người đi trước” để tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do các thủ tục giấy tờ phức tạp. Vì vậy, việc cải thiện quy trình, thủ tục là điều rất quan trọng.

Vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp cần đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU. Mặc dù xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng trưởng mạnh trong năm 2021, nhưng đây cũng là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao với nông, thủy sản nhập khẩu, nên số lô hàng bị cảnh báo ở thị trường này cũng tăng mạnh.

Theo quy định mới được Ủy ban châu Âu ban hành liên quan tới kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, từ ngày 23/11/2021, nhiều loại nông sản Việt Nam sang EU đã được thông báo tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật. Tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật đối với rau mùi ta, rau mùi tây, húng quế, bạc hà, đậu bắp và hạt tiêu tươi nhập khẩu từ Việt Nam là 50%. Với những loại trái cây khác, như thanh long, tần suất kiểm tra là 10%.

Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy, các mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè tiếp tục sẽ là những mặt hàng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng đối với thị trường EU và có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022. Trong đó: Cà phê tiếp tục tận dụng tốt lợi thế về thuế suất 0% theo EVFTA để gia tăng thị phần trong tổng nhu cầu 10 tỷ USD mỗi năm mà EU đang có. Về thị trường, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ tiếp tục là các thị trường xuất khẩu chính, có tiềm năng tăng trưởng như những năm trước đây 

Để tận dụng tốt các lợi thế ở thị trường EU, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần tăng cường chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường này.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao xuất khẩu nông sản sang Nga vẫn chưa được như kỳ vọng?

    Vì sao xuất khẩu nông sản sang Nga vẫn chưa được như kỳ vọng?

    02:22, 06/12/2021

  • Tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu

    Tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu

    04:00, 10/08/2021

  • Xuất khẩu nông sản tắc do thiếu kho lạnh

    Xuất khẩu nông sản tắc do thiếu kho lạnh

    04:00, 24/05/2021

  • ĐBSCL công bố mô hình trung tâm logistic đầu tiên phục vụ xuất khẩu nông sản

    ĐBSCL công bố mô hình trung tâm logistic đầu tiên phục vụ xuất khẩu nông sản

    01:50, 12/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu nông sản sang EU tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO