Xuất khẩu thuỷ sản khởi sắc đầu năm

THY HẰNG 24/02/2024 02:30

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của năm 2023.

>>>Xuất khẩu thuỷ sản có nhiều dấu hiệu tích cực

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty CP Gò Đàng, năm 2023, thị trường Mỹ, châu Âu do chịu tác động của lạm phát nên sức tiêu dùng của khách hàng cũng hạn chế. Thị trường Trung Quốc cũng ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, bị đứt gãy chuỗi cung ứng, cần có thời gian để xác lập lại, nên nhu cầu chậm. Bên cạnh đó, tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như xung đột của một số nước khác đã ảnh hưởng đến tổng cầu thủy sản của thế giới.

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của năm 2023.

“Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2023, thị trường có những tín hiệu tích cực, nhất là Trung Quốc. Đây cũng là một trong những niềm tin để các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024", ông Đạo chia sẻ.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của năm 2023 do nhu cầu thị trường chưa chắc chắn và kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Đơn cử với ngành tôm, bà Trần Thụy Quế Phương, Chánh văn phòng VASEP đánh giá, dù nhiều khó khăn xong tôm Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi và tăng trưởng nhẹ trong năm 2024, với mức từ 10% đến 15% bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu.

Ngoài ra, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển.

Về thị trường, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường lớn nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2024, chiếm khoảng 40% đến 45% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

"Do những ảnh hưởng của chiến tranh, của biến động ở Trung Đông và chi phí vận chuyển cao nên nhóm thị trường có vị trí gần Việt Nam như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ là lợi thế. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường nhỏ lẻ cũng là động lực để xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng trong thời gian tới", bà Phương nói.

>>>Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị giải pháp gia tăng năng lực cạnh tranh

Trên thực tế, tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023 do tháng 1/2023 trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhìn chung, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ cuối năm 2023 đã có tín hiệu phục hồi và nhiều khả năng sẽ tăng trở lại trong năm 2024, đặc biệt trong nửa cuối năm. Trong đó, xuất khẩu 2 mặt hàng thủy sản chủ lực là tôm và cá tra, cá basa sẽ phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2023.

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường lớn nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2024.

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường lớn nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2024.

VASEP nhận định, với mặt hàng cá tra, tồn kho tại các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU không còn là vấn đề. Giá xuất khẩu sẽ tăng trở lại ở các thị trường. Ngoài sản phẩm phile đông lạnh, xu hướng nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng và các sản phẩm phụ (bong bóng cá, chả cá tra) tiếp tục tăng.

“Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, dự đoán các doanh nghiệp thủy sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục trở lại mức 9,5 - 10 tỷ USD năm 2024. Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản dự báo thu về khoảng 3,6 - 3,8 tỷ USD”, VASEP dự báo.

Tuy nhiên, VASEP cũng nhận định, với mặt hàng hải sản, thẻ vàng IUU tiếp tục là thách thức, nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu sang EU đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập vì các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng. Những ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Về tiêu thụ, nhu cầu thị trường tập trung vào các phân khúc hàng giá rẻ hơn như cá hộp, cá nguyên liệu để chế biến cá hộp, cá khô, tép khô.

Trước tình hình trên, mới đây, VASEP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT hỗ trợ tích cực trong vụ điều tra chống trợ cấp của Mỹ đối với ngành tôm Việt Nam, để có thể vượt qua các giai đoạn điều tra trong thời gian tới. Đồng thời, chỉ đạo và có những cú huých mạnh về việc xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại VKFTA tại kỳ rà soát trong năm 2024.

Đặc biệt, từ thực trạng giá thức ăn nuôi trồng thủy sản đang cao, là nhân tố chính khiến sản phẩm thủy sản nuôi của Việt Nam đang rất khó cạnh tranh với các quốc gia khác, VASEP đề xuất có chính sách kiểm soát giá thức ăn nhằm ổn định giá thành nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam. Cụ thể là giảm thuế nhập khẩu bã đậu nành để sản xuất thức ăn cho cá xuống 0% và tính điện một giá cho cơ sở nuôi tôm. 

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu thuỷ sản có nhiều dấu hiệu tích cực

    03:40, 29/01/2024

  • Những bước tiến mới của ngành thủy sản Quảng Ninh

    02:15, 18/01/2024

  • Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị giải pháp gia tăng năng lực cạnh tranh

    02:00, 18/01/2024

  • Triển vọng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2024: Đón “sóng” tăng trưởng

    04:30, 07/01/2024

  • Triển vọng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2024: “Hợp long” cho nông nghiệp 2024

    04:30, 06/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu thuỷ sản khởi sắc đầu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO