Zalo triển khai thu phí, Công ty mẹ làm ăn sao?

Diendandoanhnghiep.vn Từ 1/8, ứng dụng nhắn tin qua internet tại Việt Nam (OTT) Zalo, đã bắt đầu tính gói thuê bao với người dùng và cắt giảm một số tính năng của bản miễn phí...

VNG là cơ quan chủ quản của Zalo có nhiều năm kinh doanh thua lỗ

VNG là cơ quan chủ quản của Zalo có nhiều năm kinh doanh thua lỗ

Thu phí của cá nhân và doanh nghiệp

Từ 1/8, Zalo chính thức triển khai 3 gói thuê bao tháng cho người dùng tại Việt Nam, đồng thời vẫn phát hành một phiên bản miễn phí nhưng bị giới hạn về mặt tính năng. Theo đó, gói trả phí dành cho doanh nghiệp sẽ gồm dùng thử là 10.000 đồng; gói Nâng cao 59.000 đồng và gói Cao cấp 399.000 đồng. Khoản phí này Zalo thu sẽ được tính theo một tháng sử dụng của khách hàng.

Riêng tài khoản của khách hàng doanh nghiệp khi mua thuê bao tháng sẽ được "nới" một số tính năng, loại bỏ giới hạn về lượt hiển thị trong kết quả tìm kiếm, hỗ trợ danh bạ, phản hồi chat... Theo phản ánh của nhiều khách hàng, thay vì mở rộng dịch vụ để áp dụng cho thuê bao và giữ nguyên trên bản miễn phí như nhiều ứng dụng OTT khác đang làm, Zalo cắt khá nhiều tính năng đối với phiên bản không sử dụng gói thuê bao.

Người dùng không trả tiền bị giới hạn danh bạ tối đa 1.000 số, gửi tối đa 5 tin nhắn nhanh, không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký... Theo đó, việc tìm kiếm những người dùng miễn phí trên nền tảng cũng trở nên khó khăn hơn khi số điện thoại của họ chỉ được hiển thị 40 lần mỗi tháng. Có thể nói, việc thu phí của nhà mạng Zalo đã lập tức gặp phản ứng của người dùng.

Zalo thu phí của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp từ 1/8

Zalo thu phí của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp từ 1/8 khiến nhiều nhóm, group sử dụng ứng dụng gửi tin nhắn miễn phí để liên lạc sẽ phải xem xét lại việc duy trì hoạt động

Đáng chú ý, không chỉ dành cho cá nhân và doanh nghiệp, từ năm 2018 tới nay, Zalo còn được chính quyền của gần 30 tỉnh, thành trên cả nước hợp tác mở cổng thủ tục hành chính công. Bắc Ninh là địa phương đầu tiên sử dụng Zalo là kênh giao tiếp trực tuyến giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và điều hành nội bộ…. Ngoài ra, còn có kênh thông tin chỉ đạo điều hành nội bộ tỉnh trên Zalo, có tính năng thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức khi có văn bản đến cần xử lý, văn bản chờ phê duyệt, lịch họp tại tỉnh.

Phần lớn nhiều khách hàng cho biết, sẽ xóa Zalo khỏi danh sách phần mềm trên máy vì hiện nay không chỉ Zalo có nền tảng OTT mà nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác đều có tính năng này khác với tính năng tương tự, thậm chí được đánh giá cao hơn mà vẫn hoàn toàn miễn phí để tải về cũng như sử dụng như YouTube, Facebook, TikTok... 

Kinh doanh thế nào?

Công ty mẹ của Zalo hiện nay là Công ty Cổ phần VNG. Công ty này được coi là kỳ lân của Việt Nam khi có nhiều thương vụ IPO đình đám ra nước ngoài.

Theo số liệu vào tháng 2-2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Zalo hiện là nền tảng tin nhắn miễn phí có lượng người dùng thường xuyên lớn nhất Việt Nam với 74,7 triệu. Zalo chính thức giữ ngôi đầu bảng vào năm 2021 khi chuyển đi 620 tỉ tin nhắn, 52 tỉ phút gọi video và 14 tỉ thông báo khẩn về COVID-19. Tuy nhiên trái với những thông tin tích cực về đà tăng trưởng của Zalo, VNG trong mô hình tập đoàn hiện đang kinh doanh bết bát...

Zalo “bóp tính năng” người dùng cá nhân, liệu có “giọt nước tràn ly”?

VNG mới đây đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 ghi nhận doanh thu thuần đạt trên 2.000 tỷ đồng. Theo đó, VNG đang chịu lỗ sau thuế 372 tỷ đồng, trong khi 6 tháng đầu năm 2022 VNG lãi 221 tỷ đồng. Như vậy, luỹ kế 6 tháng đầu năm, VNG đạt doanh thu 3.668 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Lỗ sau thuế 502 tỷ đồng. Số lỗ này đã được nằm trong kế hoạch công bố trước đó.

Được biết năm 2022, VNG đặt mục tiêu doanh thu dự kiến 10.178 tỷ đồng và lỗ sau thuế dự kiến 993 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm, công ty đạt 36% kế hoạch doanh thu năm, và lỗ sau thuế ½ so với dự kiến. Tuy nhiên, khoản lỗ lớn nhất vẫn đến từ cổ đông không kiểm soát (229 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm). Điều này được nhận định là có thể do khoản đầu tư vào Zion - đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay. Hiện VNG đang nắm giữ hơn 60% cổ phần của Zion.

Báo cáo tài chính 6 thấng đầu năm 2022 của Công ty VNG

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 của Công ty VNG-Công ty kiểm soát lợi ích kinh tế của Zalo

Đến cuối năm 2021, VNG sở hữu 60% cổ phần của Zion. Thực tế trong năm 2021, Zion đã lỗ 1.236 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng VNG tiếp tục đặt kế hoạch lỗ sau thuế của VNG là từ dự tính công ty con Zion có thể thua lỗ nặng hơn nữa khi đẩy mạnh đầu tư. VNG sở hữu gần như 100% vốn tại phần lớn các công ty con, ngoại trừ Zion. Năm 2021, VNG lỗ sau thuế 71 tỷ đồng do "gánh" khoản lỗ khoảng 1.200 tỷ của Zalo Pay.

Được biết đầu năm 2022, VNG vừa đầu tư 22,5 triệu USD vào Funding Societies (hoạt động với tên gọi Modalku tại Indonesia) - nền tảng tài trợ vốn kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lớn nhất Đông Nam Á. Vào tháng 2/2022, VNG cũng đã bắt tay với Do Ventures rót 7 triệu USD vào nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới OpenCommerce Group.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Zalo triển khai thu phí, Công ty mẹ làm ăn sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713511397 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713511397 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10