3 vấn đề lớn của ngành thuỷ sản

Diendandoanhnghiep.vn 6 tháng đầu năm tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ, song 6 tháng còn lại, ngành thủy sản đứng trước 3 vấn đề lớn đòi hỏi cần có quyết tâm cao, cần có kế hoạch hành động cụ thể.

Những tháng đầu năm 2019 ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh hoành hành, trong khi đó thị trường Trung Quốc siết chặt nguồn gốc và an toàn thực phẩm nông sản; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và hàng rào bảo hộ thương mại tại một số quốc gia nhập khẩu...  

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng có nhiều thuận lợi trong tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu, nhất là khi hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA được thực thi. Trong đó, nổi bật lên với lĩnh vực thủy sản.

Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 4 tỷ USD

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy, 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất tăng 6,5%, tổng sản lượng thủy sản đạt 3,79 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó sản lượng khai thác đạt 1,88 triệu tấn, tăng 5,4%; sản lượng nuôi trồng đạt 1,92 triệu tấn, tăng 7,0%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt 4 tỷ USD, tăng 0,6% với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tôm các loại ước đạt 1,43 tỷ USD (bằng 87,9% cùng kỳ), cá tra 991 triệu USD (bằng 98,8% cùng kỳ), cá ngừ 380 triệu USD, mực và bạch tuộc 311 triệu USD, các loại cá khác 769 triệu USD, nhuyễn thể 45,4 triệu USD.

Tuy nhiên toàn ngành hiện đang đứng trước các thách thức về triển khai Luật Thủy sản, duy trì tăng trưởng và gỡ “thẻ vàng” của Hội đồng châu Âu (EC).

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 4 tỷ USD, trong đó, tôm các loại ước đạt 1,43 tỷ USD,p/cá tra đạt 991 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 4 tỷ USD, trong đó, tôm các loại ước đạt 1,43 tỷ USD, cá tra đạt 991 triệu USD.

Thời gian qua, đã có nhiều giải pháp được ngành thủy sản triển khai như các quy định mới trong nuôi trồng thủy sản; quy định điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; hướng dẫn, kiểm tra cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản; đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, quản lý chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Hiện, đã có 5.174 ha diện tích nuôi được cấp Giấy chứng nhận GAP; trong đó diện tích nuôi cá tra áp dụng VietGAP là 1.847 ha, tôm chân trắng 1.432 ha, áp dụng GAP khác khoảng 1.894 ha.

Bên cạnh đó, ngành thủy sản cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá, nhất là khâu bảo quản thủy sản trên tàu cá, gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ khai thác. 

Cần kế hoạch hành động cụ thể

Ông Nguyễn Ngọc Oai - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, tổng sản lượng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2018, tuy nhiên chưa đạt 50% so với kế hoạch năm 2019 Bộ giao. Trong những tháng cuối năm 2019, ngành đã đặt ra một số mục tiêu chính là tốc độ tăng GDP đạt 4,65%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,69%; kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, 6 tháng đầu năm tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ, song 6 tháng còn lại năm 2019, ngành thủy sản đứng trước 3 vấn đề lớn đòi hỏi cần có quyết tâm cao, cần có kế hoạch hành động cụ thể.

Thứ nhất, Luật Thủy sản có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019, để phát huy hiệu quả và đi vào thực tiễn đỏi hỏi phải đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tập huấn, bởi việc từ nghề cá nhân dân chuyển sang hoạt động theo khung pháp lý đầy đủ và theo đúng thông lệ quốc tế là cả một quá trình bài bản, lâu dài.

Thứ hai, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng trưởng 6,7%, đòi hỏi ngành phải nỗ lực, chủ động hơn nữa, đặc biệt là cần sự quyết tâm, đoàn kết của toàn bộ hệ thống.

Thứ ba, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ, tháng 10/2019, EC sẽ vào kiểm tra lại việc cải thiện xóa bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Chúng ta mới làm tốt và hoàn thiện được khung pháp luật, pháp lý, còn khâu quản lý giám sát tàu cá, truy xuất, chứng nhận nguồn gốc hải sản nếu không làm tốt có nguy cơ cao hơn cả “thẻ vàng”.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, cần tăng cường kiểm tra, bám sát, tổng hợp thực tiễn, từ đó có các giải pháp cụ thể khắc phục thẻ vàng của EC về IUU. Các đơn vị chức năng cần tham mưu, tổ chức triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp khắc phục thẻ vàng của EC về IUU.

Trong đó: duy trì việc họp Ban chỉ đạo quốc gia về khai thác IUU hàng tháng; tăng cường tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình chống khai thác IUU tại các địa phương trọng điểm; ban hành các văn bản hướng dẫn và kiểm tra tại thực địa về công tác chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC vào tháng 10/2019.

Đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản, ngành cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tháo gỡ các rào cản thương mại để mở rộng thị trường, bao gồm thị trường Ả rập - Xê út, Hoa Kỳ, EU. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại quảng bá về các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại một số quốc gia nhập khẩu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 3 vấn đề lớn của ngành thuỷ sản tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714206718 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714206718 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10